Vấn nạn phá hoại, trộm cắp nông sản ở Lâm Đồng

08:15 27/09/2024

Ngày 20/9 vừa qua, ông Vũ Đình Dũng (SN 1982, ngụ thôn Tân Hợp, xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) tới vườn chăm sóc chanh dây như thường lệ, bất ngờ thấy từng vạt chanh dây đang trong thời kỳ cho thu hoạch quả rũ gục xuống.

Hớt hải chạy vào vườn, những gì đã xảy ra trước mắt khiến nông dân này xót xa, uất ức. Hàng trăm gốc chanh dây bị kẻ xấu cắt ngang, không còn khả năng phục hồi.

pha_hoai-1727399784722.jpg
Vườn chanh dây của gia đình ông Vũ Đình Dũng mới bị kẻ xấu phá hoại.

Để có được vườn chanh dây trên, gia đình ông Vũ Đình Dũng đã phải vay vốn của ngân hàng chính sách để đầu tư gieo trồng, mua phân thuốc để chăm sóc. Ông Dũng cho biết, hồi đầu năm 2024, gia đình ông xuống giống 450 gốc chanh dây và làm giàn trên diện tích 5.000m2. Thửa đất này được bao quanh bằng hàng rào kẽm B40. Sau nửa năm gieo trồng, chăm sóc, vườn chanh dây của gia đình ông Dũng đang cho thu hoạch quả ở giai đoạn năng suất nhất. Ngày cao điểm, vườn chanh dây này cho tới 1,5 tấn quả. Chanh dây là loại cây cho thu hoạch quả ổn định liên tục trong thời gian dài.

Chiều tối 19/9, gia đình ông Dũng vẫn có mặt tại vườn chanh dây để chăm sóc và thu hoạch quả. Ngày hôm sau, khi tới vườn, ông Vũ Đình Dũng đau lòng chứng kiến cảnh hoa màu bị kẻ xấu phá hoại. Có 325 gốc chanh dây trên tổng số 450 gốc bị cắt ngang. Số gốc còn lại nằm rải rác, không thể tiếp tục chăm sóc, gia chủ buộc phải phá bỏ để xuống giống cây trồng khác. Với giá bán hiện tại là 20.000 đồng/kg, hậu quả do kẻ phá hoại gây ra đối với gia đình ông Vũ Đình Dũng là rất lớn.

Tình trạng phá hoại hoa màu xảy ra phổ biến tại các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Lâm Đồng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên thường xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân hoặc tranh chấp tài sản, đất đai. Để trả thù lẫn nhau, lợi dụng ban đêm, thời gian vắng người, nương rẫy, vườn tược cách xa khu dân cư, kẻ xấu thường lẻn vào phá hoại hoa màu.

Phổ biến nhất là hình thức chặt phá, đẽo ngang gốc cây. Hành vi phá hoại này thường gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Trước đó, ngày 7/9 vừa qua, vào rẫy chăm sóc sầu riêng, anh Cao Thành Trung (SN 1987, ngụ xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh vào vườn cũng tá hỏa vì hàng chục cây sầu riêng bắt đầu cho thu hoạch quả bói bị kẻ gian chặt đẽo ngang gốc tới mức không thể phục hồi. Vườn sầu riêng này được gia đình anh Trung trồng cách đây 4 năm với chi phí đầu tư rất lớn.

Không bị kẻ xấu phá hoại hoa màu như hai trường hợp trên, gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1995, ngụ xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà) lại bị kẻ gian đào trộm khoảng 1,5 tấn củ gừng tươi. Theo trình bày của nông dân này, ngày 20/9, anh đưa người làm công vào vườn để vun gốc cho gừng thì phát hiện “ai đó” đã dọn mất 11 ô, diện tích 1.000m2, tương đương với khoảng 1,5 tấn củ gừng tươi. Đây là vườn gừng rộng 1,4ha, đang phát triển tươi tốt, còn 2 tháng nữa sẽ cho thu hoạch. Anh Tuấn cho hay, nếu đến thời điểm thu hoạch, với diện tích 1.000m2 có thể sẽ thu được 4 tấn củ. Với giá gừng khoảng 13.000đồng/kg như hiện nay, gia đình anh bị thiệt hại gần 20 triệu đồng.

Vấn nạn phá hoại, trộm cắp nông sản xảy ra ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Lâm Đồng, hậu quả đã gây thiệt hại rất lớn cho nhà nông. Nguy hiểm hơn, nếu không được điều tra, làm rõ, xử lý dứt điểm để răn đe sẽ làm ảnh hưởng tới tình hình ANTT ở cơ sở, tồn tại mâu thuẫn dai dẳng, âm ỉ, gây bức xúc, hoang mang trong nhân dân. Do đó, ngay khi tiếp nhận trình báo của các bị hại trong cả 3 vụ việc trên, lực lượng Công an ở cơ sở đã phối hợp với cơ quan chuyên môn thống kê thiệt hại, khám nghiệm hiện trường, định giá tài sản, đồng thời mời những người có liên quan tới làm việc, lấy lời khai để phục vụ công tác điều tra.

Khắc Lịch

Ngày 4/7, thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết, việc thay đổi, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất. Để thuận lợi cho người dân, Bộ KH&CN vừa ban hành văn bản mới về quy định này.

Sau gần hai năm rưỡi triển khai đồng bộ và toàn diện, lực lượng 363 Công an TP Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò nòng cốt, xung kích trong công tác đảm bảo TTATXH. Với cơ chế tổ chức linh hoạt, phương thức hoạt động tuần tra khép kín trên các tuyến, địa bàn trọng yếu, kết hợp giữa thông tin nghiệp vụ với tuần tra công khai, sự hiện diện kịp thời và hiệu quả của lực lượng 363 đã tạo ra những chuyển biến tích cực, rõ nét…

Thường trực Hội Cựu CAND Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đã báo cáo đề xuất Bộ Công an cấp kinh phí xoá 167 nhà tạm, nhà dột nát của hội viên tại 28 địa phương; đồng thời thăm hỏi gần 1.500 hội viên mắc bệnh hiểm nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 41 địa phương.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tới đây, những khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế đô thị sẽ bỏ giấy phép xây dựng (GPXD). Đây là một bước tiến đáng ghi nhận trong cải cách hành chính. Tuy nhiên, chính sách này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi đi kèm với cơ chế hậu kiểm minh bạch, đủ sức kiểm soát và ngăn ngừa vi phạm.

Dầu ăn - thứ tưởng chừng an toàn và quen thuộc trong mỗi gian bếp - lại đang trở thành mối nguy hại tiềm ẩn khi nhiều sản phẩm dầu “bẩn”, kém chất lượng vẫn ngang nhiên lưu hành trên thị trường.

Những khoảnh khắc đẹp và ý nghĩa của nữ chiến sĩ CAND trong thực hiện công tác chuyên môn, công tác đoàn thể đã hội tụ tại cuộc thi ảnh “Duyên dáng phụ nữ Công an nhân dân” năm 2025 - trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống lực lượng CAND (19/8/1945 - 19/8/2025).

9h ngày 4/7, theo kế hoạch, Hội đồng xét xử tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn) và bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc) cùng 39 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn. Tuy nhiên, mở đầu phiên tòa, Chủ tọa Trần Nam Hà thông báo, do vụ án có tình tiết mới nên phiên tòa trở lại phần xét hỏi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.