Vì sao Đắk Lắk chưa "đòi" được 55 tỷ đồng tạm ứng tại dự án chăn nuôi

16:12 19/12/2022

Tỉnh Đắk Lắk đã “hào phóng” chi hơn 55 tỷ đồng tiền ngân sách Nhà nước để bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án ngoài ngân sách trái quy định và đến nay đã có đến ba kết luận thanh, kiểm tra nhưng tỉnh vẫn chưa đòi lại số tiền tạm ứng sai quy định này.

Liên quan đến hàng loạt sai phạm tại Dự án “Đầu tư phát triển chăn nuôi đại gia súc hướng thịt” của Công ty TNHH Liên hiệp công - nông nghiệp bền vững Sao Đỏ (Công ty Sao Đỏ) mà Báo CAND đã từng phản ánh, ngày 19/12, một lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh đang lập kế hoạch giao các ngành, địa phương thu hồi lại số tiền hơn 55 tỷ đồng đã cho doanh nghiệp này tạm ứng.

“Việc thu hồi tiền tạm ứng này là thực hiện theo kiến nghị mới đây nhất của Thanh tra Chính phủ”, vị lãnh đạo này thông tin.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, đến nay, việc này đã có đến ba kết luận thanh, kiểm tra của các cấp nhưng tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa thể đòi lại được số tiền tạm ứng sai quy định này. Trong khi đó, những cá nhân, tập thể để xảy ra sai phạm này đến nay vẫn “bình an vô sự”.

Nhiều diện tích đất bị lấn chiếm khiến dự án không thể triển khai.

Như Báo CAND đã phản ánh, vào tháng 4/2010, Công ty Sao Đỏ được UBND tỉnh Đắk Lắk cho thuê 1.513ha đất tại thôn 8, xã Ea Lai, huyện M’Đrắk với thời hạn 50 năm để thực hiện Dự án “Đầu tư phát triển chăn nuôi đại gia súc hướng thịt”. Dự án có quy mô nuôi khoảng 13.000 con bò, trồng ngô, đậu nành và cỏ làm thức ăn cho bò. Ngoài ra, Công ty Sao Đỏ phải quản lý, bảo vệ hơn 70ha rừng; trồng 96,5ha rừng sản xuất… với tổng vốn đầu tư dự án l224 tỷ đồng (chưa tính chi phí giải phóng mặt bằng). Theo dự kiến, đến cuối năm 2012, dự án sẽ hoàn thành các hạng mục xây dựng cơ bản, đưa vào khai thác sử dụng.

Là một trong những dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở một huyện nghèo, còn nhiều khó khăn của tỉnh Đắk Lắk, với hy vọng sẽ tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân tại địa phương… nên dự án đã nhận được nhiều chính sách ưu đãi của tỉnh. Cụ thể như dự án sẽ được ưu đãi về thuế nhập khẩu, miễn tiền thuê đất suốt thời gian thực hiện đối với phần diện tích trồng rừng; miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ ngày hoàn thành, đưa dự án vào hoạt động với diện tích đất chăn nuôi gia súc; miễn tiền thuê đất 11 năm kể từ ngày hoàn thành đưa dự án vào hoạt động với diện tích quản lý, bảo vệ rừng; được hỗ trợ tín dụng và đào tạo lao động theo quy định...

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai, dự án đã lộ ra nhiều bất cập, sai phạm. Đến thời điểm các cơ quan thanh, kiểm tra, Công ty Sao Đỏ chỉ mới thực hiện việc giải phóng mặt bằng được 1.000/1.500ha đất, số còn lại bị người dân lấn chiếm, dẫn đến bị vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư cho người dân.

Cũng tại thời điểm thanh tra, tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án chỉ khoảng 125 tỷ đồng (đạt 56% tổng vốn đăng ký). Công ty cũng chỉ mới trồng cỏ để chăn nuôi bò đạt 24% so với kế hoạch; số lượng bò hiện có là 3.223 con (đạt 24,9% so với kế hoạch) và chủ yếu là nhập bò sống từ các nước về nuôi vỗ béo để bán làm thịt, chưa chế biến thành sản phẩm thịt bò, chỉ một số ít được lựa chọn làm bò giống cho nên chưa thúc đẩy việc cải tạo giống đàn bò nuôi của địa phương...

Bên cạnh đó, Công ty Sao Đỏ chỉ mới trồng được 29,5ha rừng keo (đạt 30,6%) diện tích trồng rừng sản xuất theo dự án phê duyệt. Về sử dụng lao động, tổng số lao động ký hợp đồng dài hạn tại dự án chỉ là 32 người, ngoài ra công ty có thuê mướn khoảng 70 lao động thời vụ. Như vậy, so với quy mô đất đai thì dự án chưa tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương, chưa đóng góp nhiều về tăng thu ngân sách và chưa có tác động gì đối với thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương.

Điều đáng nói là dự án của Công ty Sao Đỏ không chỉ triển khai ì ạch, kém hiệu quả mà còn nợ hơn 80 tỷ đồng tiền bồi thường, trong đó ngân sách tỉnh cho ứng hơn 55 tỷ và 30 tỷ tiền nợ người dân. Theo hồ sơ, tổng số tiền phải chỉ trả bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án là hơn 105,8 tỷ đồng. Đến nay, đã bố trí hơn 75,8 tỷ đồng (trong đó, ngân sách Nhà nước cho ứng hơn 55 tỷ đồng), còn thiếu người dân hơn 30 tỷ đồng.

Một góc dự án chăn nuôi của Công ty TNHH Liên hiệp công - nông nghiệp bền vững Sao Đỏ.

Trước những sai phạm trên, ngày 30/11/2016, Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII kết luận, việc UBND tỉnh Đắk Lắk chi tiền cho giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp là không đúng quy định nên kiến nghị thu hồi. Còn tại kết luận thanh tra số 6451 ngày 3/8/2018, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đánh giá dự án của Công ty Sao Đỏ chưa đạt hiệu quả về kinh tế, chưa đóng góp nhiều về tăng thu ngân sách địa phương. Về tiền bồi thường giải phóng mặt bằng (hơn 105 tỷ đồng) doanh nghiệp mới chi khoảng 25 tỷ đồng. Thanh tra tỉnh Đắk Lắk yêu cầu doanh nghiệp khắc phục sai phạm, hoàn trả hơn 55 tỷ đồng tạm ứng cho ngân sách, 30 tỷ đồng còn nợ dân.

Đến tháng 10/2020, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã có yêu cầu UBND tỉnh Đắk Lắk cần sớm xử lý dứt điểm những sai phạm tại dự án này. Đặc biệt, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu UBND tỉnh Đắk Lắk cần kiểm điểm, xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể liên quan đến việc chi hơn 55 tỷ đồng tiền ngân sách Nhà nước cho Công ty Sao Đỏ tạm ứng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng nhưng không thu hồi được.

Mới đây, kết luận của Thanh tra Chính phủ tiếp tục khẳng định việc tỉnh Đắk Lắk chủ trương cho tạm ứng hơn 55 tỷ đồng để thực hiện dự án chăn nuôi của Công ty Sao Đỏ gây nguy cơ mất tiền ngân sách Nhà nước. Trách nhiệm này thuộc về Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực và các sở ngành, địa phương liên quan…

Văn Thành

Nhân yêu cầu chị L chuyển vào tài khoản của mình 500 triệu đồng (có giấy ghi nợ và công chứng).  Sau khi có tiền, Nhân trực tiếp liên hệ với 2 người và chuyển tiền lần lượt 10 triệu và 50 triệu đồng cho những người này nhưng bị từ chối và trả lại tiền vì không thể giúp cho N tại ngoại.

Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ qua 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị dài 65,5km, được khởi công xây dựng từ ngày 1/1/2023. Trong đó, đoạn qua Quảng Trị dài 32,5km, qua các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ. Trong thời gian qua, các địa phương này đã rất tích cực giải phóng mặt bằng (GPMB). Tuy nhiên, hiện còn 200m qua Công ty CP Lâm sản Quảng Trị tại xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Linh vẫn giẫm chân tại chỗ. Vậy đâu là nguyên nhân?

Ngày 25/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh ra các Quyết định bổ sung, Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét nơi ở đối với 6 đối tượng về hành vi buôn lậu, mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế liên quan đến hoạt động xuất khẩu đá vôi.

Ngày 26/9, đại diện Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Bình Phước cho biết, ngay sau khi nắm bắt được sự việc, Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo Công đoàn các KCN nhanh chóng hỗ trợ người lao động các thủ tục pháp lý gửi đến cơ quan chức năng để hỗ trợ công nhân đòi quyền lợi.

Ngày 26/9, Công an TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) cho biết đã triệt phá thành công chuyên án ma tuý, bắt giữ “nữ hoàng” ma tuý hồng phiến cùng 4 đối tượng có liên quan, thu giữ lượng lớn ma tuý hồng phiến.

“Khi nhận được thông tin và biết mình có cùng nhóm máu có thể hiến, tôi và anh Sơn không chút chần chừ, để có mặt hiến máu giúp đỡ bệnh nhân. Tôi nghĩ rằng, là tôi, hay bất kỳ ai trong tình huống đó cũng sẽ hành động như chúng tôi mà thôi…” – Đó là những lời chia sẻ của Thượng úy Mai Đức Lộc, cán bộ Đội An ninh Công an TP Sơn La trong một lần tham gia hiến máu cứu người qua cơn nguy kịch.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文