Vì sao gần 32 tỷ đồng tiền "máy tính cho em" chưa được giải ngân?

09:52 20/12/2022

Được ủng hộ gần 32 tỷ đồng để mua máy tính bảng cấp phát cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội do dịch COVID-19. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 9 tháng, ngành Giáo dục tỉnh Đắk Nông vẫn chưa thể giải ngân số tiền này.

Tháng 3/2022, thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số doanh nghiệp, giáo viên và nhân viên trong ngành Giáo dục đã ủng hộ cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông gần 32 tỷ đồng để mua máy tính bảng cấp phát cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn học trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội do dịch COVID-19. Thế nhưng, đến nay đã 9 tháng, kể từ ngày nhận được tiền hỗ trợ, số tiền gần 32 tỷ đồng vẫn chưa được giải ngân.

Theo dự kiến, với số tiền gần 32 tỷ đồng, ngành Giáo dục tỉnh Đắk Nông sẽ mua được khoảng 12.700 máy tính bảng (trung bình 2,5 triệu đồng/máy) để cấp phát cho học sinh. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bất kỳ một chiếc máy tính bảng nào đến tay học sinh.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông, nơi để xảy ra chậm trễ trong việc mua sắm máy tính bảng hỗ trợ học sinh.

Trao đổi về vấn đề trên, ông Trần Sỹ Thành (Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông) cho biết, một trong những nguyên nhân chính khiến số tiền không được giải ngân sớm là do khâu thủ tục quá rườm rà.

“Đến tháng 9 vừa qua, đơn vị mới chỉ chọn được nhà thầu và đang tiến hành các thủ tục mua sắm, trang bị. Dự kiến trong quý 4/2022 sẽ điều phối, cấp phát máy tính cho học sinh”, ông Thành khẳng định.

Cũng theo ông Thành, sau khi tổ chức đấu thầu rộng rãi, một liên danh đã trúng gói thầu mua sắm máy tính bảng nêu trên. Tuy nhiên, đơn vị trúng thầu cho hay, máy tính bảng được sản xuất, lắp ráp tại nước ngoài, sau đó mới được nhập khẩu về Việt Nam.

“Hiện tại đang vào thời điểm cuối năm nên công tác vận chuyển máy về nước sẽ mất thời gian. Chính vì thế, với số lượng khoảng 12.700 máy, đơn vị sẽ chia thành 2 đến 3 lô để nhập khẩu. Theo dự kiến, trong tháng 1/2023 sẽ cung cấp đủ máy để ngành Giáo dục cấp phát đến học sinh”, đại diện đơn vị trúng thầu cho biết.

Nói thêm về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Toàn (Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông) cho rằng, do số lượng máy tính bảng gần 13.000 chiếc nên phải làm hết sức thận trọng.

“Chỉ cần một máy tính bảng bị hỏng hoặc bị lỗi sẽ làm sở mang tiếng. Đây là những khó khăn, vướng mắc của sở chứ không phải không mua sắm máy tính cho học sinh. Đáng ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên mua rồi gửi cho sở để tặng lại cho học sinh thì tiện và dễ dàng hơn”, ông Toàn nêu.

Nhiều học sinh vùng sâu, vùng xa tỉnh Đắk Nông vẫn mòn mỏi chờ đợi được hỗ trợ máy tính bảng.

Nhiều phụ huynh học sinh cũng như giáo viên tại các xã vùng sâu, vùng xa tỉnh Đắk Nông vô cùng bức xúc vì từ đầu năm, sở đã triển khai các trường thống kê danh sách các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để được nhận hỗ trợ. Nhiều phụ huynh học sinh bày tỏ thất vọng khi thời gian này các em đã đi học trực tiếp lại bình thường tại các trường, trong khi máy tính bảng cần kíp nhất là vào thời điểm giãn cách phải học trực tuyến thì lại không có.

“Bây giờ tỉnh nên chỉ đạo Sở Giáo dục dành số tiền đó để cấp học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc nâng cấp sửa chữa những trường vùng sâu vùng xa thì sẽ thiết thực hơn”, một phụ huynh nêu ý kiến.

Tại Văn bản số 5073 của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến việc triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”, cơ quan này cũng thừa nhận đến nay nhiều sở giáo dục và đào tạo vẫn chưa hoàn thành chương trình do phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục dẫn đến chưa có máy tính để bàn giao cho học sinh. 

Lãnh đạo một Sở Giáo dục và Đào tạo ở Tây Nguyên cho rằng, không chỉ tỉnh Đắk Nông mà hiện nay các tỉnh Tây Nguyên cũng chưa có tỉnh nào hoàn thành việc mua máy tính bảng cho học sinh theo chương trình.

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi nhằm tài trợ 100.000 máy tính cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh COVID-19. Đây là chương trình thiết thực, đầy tính nhân văn, được triển khai tại 6 tỉnh miền Trung, Bắc Tây Nguyên với số tiền hơn 250 tỷ đồng do 17 ngân hàng thương mại hưởng ứng nhằm hỗ trợ kịp thời học sinh nghèo, cận nghèo, học sinh có cha mẹ qua đời do dịch bệnh COVID-19.

Văn Thành

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra vụ việc 41 thi thể được phát hiện bên trong một tu viện ở tỉnh Phichit nước này, được cho là có liên quan đến hoạt động thiền định.

Một nhóm người hoạt động khai thác vàng từ 6h sáng hôm trước đến sáng ngày hôm sau trong vườn điều của một người dân tại xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Sau khi sàng lọc quặng vàng được bỏ vào bao tải rồi vận chuyển đi nơi khác.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leo Minh Hiếu, SN 1999, thường trú thôn 6, xã Long Bình, huyện Phú Riềng; nơi ở thôn Phước Tân, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng. Leo Minh Hiếu bị khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文