Vốn nhà nước teo tóp sau hơn chục năm cổ phần hóa

08:10 02/06/2024

Sau khi Ban Nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh chuyển vụ việc tố cáo sai phạm xảy ra trong và sau quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), ngày 21/5 vừa qua, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Hồ Chí Minh đã mời ông Nguyễn Thiện Đạo lên làm việc liên quan đến nội dung tố giác sai phạm xảy ra tại Công ty CP KD XNK Thủy sản.

Đây là lần hiếm hoi người trong cuộc tố cáo về tình trạng mất vốn Nhà nước sau CPH được mời lên làm việc sau hành trình nhiều năm đi tố cáo, khiếu nại. Ông Đạo từng là Kế toán trưởng trước thời điểm công ty trên được CPH và giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT rồi Tổng Giám đốc của Công ty CP KD XNK Thủy sản trước khi từ chức để tố cáo sai phạm của 5 cá nhân liên quan trực tiếp đến việc thất thoát tài sản Nhà nước xảy ra tại đây.

Để chuẩn bị cho việc CPH, Công ty KD XNK Thủy sản đã tiến hành kiểm kê, lập danh mục tài sản và thuê kiểm toán xác định giá trị tài sản Nhà nước. Trong đó có một số tài sản được đề nghị để ngoài sổ sách như số tiền hơn 8 tỷ đồng sẽ được UBND quận 5 chi trả để hỗ trợ về thiệt hại vật chất khi giải phóng mặt bằng của công ty tại số 402 Hàm Tử. Nhưng sau khi được nhận số tiền này, Công ty CP KD XNK Thủy sản đã chi  hơn 5 tỷ đồng để bồi thường, tạo lập khu đất có diện tích 5.538m2 ven đường Đào Trí, phường Phú Thuận, quận 7.

Khi thực hiện giải tỏa nhà đất ở số 402 Hàm Tử, UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã cho Công ty CP KD XNK Thủy sản thuê 300m2 đất tại số 3 Nguyễn Văn Cừ, quận 5 và công ty đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng từ nguồn tiền này để xây trụ sở hoạt động tại đây. Tuy nhiên, đến nay, tài sản được hình thành từ phần vốn Nhà nước này vẫn bị để ngoài sổ sách chứ không được ghi vào vốn Nhà nước để làm tăng tỉ lệ sở hữu Nhà nước trong Công ty CP KD XNK Thủy Sản.

Trụ sở công ty được đem cho thuê làm kho chứa hàng hóa.

Ngay sau khi nhận bàn giao tài sản từ DNNN sang công ty cổ phần, trong đó có bàn giao toàn bộ số tiền thu được từ việc CPH nguồn vốn Nhà nước, ông Đoàn Hữu Duy (người bị tố cáo), nguyên Tổng giám đốc Công ty CP KD XNK Thủy sản đã tự ý lập thỏa thuận mua 40.000 cổ phần của cá nhân ông Đoàn Xuân Hải, một cổ đông của Công ty CP An Phú có trụ sở trên đường Nguyễn Huệ, quận 1 với giá lên đến 200 nghìn đồng/CP, trong khi mệnh giá khi phát hành là 10 nghìn đồng/CP.

Việc mua cổ phần này đã không được ông Duy thông qua HĐQT hay xin ý kiến của cổ đông công ty trược khi thực hiện. Sau đó khi Công ty CP An Phú phát hành thêm cổ phần, ông Duy còn chỉ thêm khoảng 1,4 tỷ đồng nữa để mua. Điều hết sức bất thường là toàn bộ số tiền khoảng 9,4 tỷ đồng đã chi ra để mua là tiền bán cổ phần Nhà nước khi CPH Công ty kinh doanh XNK Thủy sản và số tiền này lẽ ra phải được nộp vào ngân sách. Đến gần đây, số cổ phiếu OTC trên vẫn chưa thể chuyển nhượng và nguy cơ mất phần lớn số tiền đã bỏ ra mua do giá trị đã giảm xuống rất thấp.

Sau khi CPH Công ty CP XNK Thủy sản còn được hưởng lợi từ một loạt tài sản khác có nguồn gốc là vốn Nhà nước như khoản trích lập dự phòng, tiền bán căn nhà số 109 Mạc Cửu, TP Rạch Giá (Kiên Giang), song vốn Nhà nước tại công ty này đã không hề được ghi tăng thêm đồng nào. Các dấu hiệu sai phạm trên đã được những người có trách nhiệm trong công ty nhiều lần đưa ra chất vấn, kiến nghị.

Tại cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 4/2023 vừa qua, ông Nguyễn Thiện Đạo với tư cách cổ đông tiếp tục yêu cầu làm rõ số tiền CPH bị chiếm dụng; làm rõ những tài sản bị đưa ra ngoài sổ sách, tài sản chưa đưa vào CPH cũng như nguồn tiền trích lập dự phòng của Nhà nước không được đưa vào làm phần vốn tăng thêm của Nhà nước tại công ty mà đã bị để ngoài sổ sách… Tuy nhiên, vấn đề này đã bị Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Thủy sản gạt đi vì cho rằng nhóm cổ đông của gia đình Chủ tịch HĐQT chiếm tỷ lệ cổ phần lớn (hơn 90%) nên có quyền yệu cầu không kiểm toán.

Trước khi từ nhiệm, người đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty CP XNK Thủy sản là ông Lâm Hồng Thanh cũng đã kiến nghị một loạt vấn đề với HĐQT và ban tổng giám đốc công ty như chưa thực hiện quy định của Nhà nước về tài chính khi CPH; dùng tiền bán cổ phần nhà nước để mua chứng khoán gây rủi ro cao; thu nhập của công ty chủ yếu đến từ nguồn cho thuê, khoán…song những kiến nghị này không được công ty làm rõ.   

Theo tờ trình ngày 20/3/2022 của Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Thủy sản về việc không chia cổ tức cho cổ đông, sau khi CPH, những năm qua công ty liên tục thua lỗ hoặc chỉ có lãi 1-2 tỷ đồng mỗi năm, nên số lỗ lũy kế đến năm 2022 là 5,7 tỷ đồng. Kinh doanh thua lỗ triền miên hoặc chỉ có khoản lãi khá khiêm tốn, nguồn thu chủ yếu đến từ việc cho thuê mặt bằng từ một loạt kho bãi, nhà xưởng như nhà số 21-23 Hồ Tùng Mậu, quận 1; khu kho diện tích 2.229m2 ở số 93 Tôn Thất Thuyết, quận 4; trụ sở làm việc ở số 3 Nguyễn Văn Cừ, quận 5; khu đất 5.538m2 ở quận 7…

Thế nhưng sau khi CPH, Công ty CP XNK Thủy sản liên tiếp có các đợt tăng vốn điều lệ. Việc tăng vốn này theo ông Nguyễn Thiện Đạo là “tăng vốn khống, không có phương án kinh doanh” nên không ngoài mục đích làm giảm tỉ lệ cổ phần vốn Nhà nước và các cổ đông nhỏ khác trong công ty. Cụ thể, từ mức 20% ban đầu, đến nay tỉ lệ sở hữu cổ phần Nhà nước trong Công ty CP KD XNK Thủy sản chỉ còn khoảng 6%.

Gửi những nội dung trên đến bà Đỗ Sông Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Thủy sản (bà Sông Hồng cũng là một trong 5 cá nhân bị ông Nguyễn Thiện Đạo tố cáo đích danh liên quan đến dấu hiệu sai phạm xảy ra tại công ty), nhưng chúng tôi không nhận được hồi âm. Trao đổi với ông Trần Xuân Bài, Phó giám đốc công ty trước và sau khi CPH kiêm Tổ trưởng tổ CPH (người bị tố cáo), ông này cho rằng việc tăng vốn là để công ty có tiền mua hóa giá nhà 21-23 Hồ Tùng Mậu, quận 1, do đó tài sản này thuộc về công ty cổ phần.

Về số tiền đền bù tài sản tại số 402 Hàm Tử, quận 5, ông Bài thừa nhận sau khi UBND quận 5 trả tiền bồi thường về Sở Tài chính, công ty đã sử dụng để bồi hoàn, tạo lập khu đất được TP Hồ Chí Minh cho thuê ở quận 7 nhưng khu đất này vẫn của Nhà nước.

Đối với số tiền mua cổ phần tại Công ty CP An Phú, trong khi đây là tiền bán cổ phần của DNNN phải nộp về ngân sách, nhưng ông Bài vẫn khẳng định theo điều lệ công ty cổ phần, HĐQT được phép chi phí một số tiền nhất định để kinh doanh, những chuyện khác ông không nằm trong HĐQT nên không biết (?!)

Bảo Sơn

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”, xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, theo quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, bắt giữ thêm 1 Phó Tổng biên tập và 2 phóng viên của tạp chí này.

Ít ai ngờ, nữ cán bộ Công an với dáng người có phần mảnh khảnh ấy lại trực tiếp tham gia đấu tranh trên trăm vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn. Nữ cán bộ ấy chính là Thiếu tá Trần Tú Huy, Phó Đội trưởng Đội phòng ngừa, điều tra án kinh tế, tham nhũng, môi trường trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại và các lĩnh vực khác – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi.

Câu chuyện về cuộc chia ly giữa huấn luyện viên Park Chung-gun và đội tuyển bắn súng Việt Nam đã tạo hiệu ứng dư luận không đáng có. Đây là lúc có hai việc cần làm rõ: Vì sao đôi bên không gia hạn hợp đồng, và đâu là nguyên nhân khiến câu chuyện bị đẩy ra xa?

Chiều 26/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CAND, nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.

Chiều 26/9 tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp Trưởng Đại diện Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương Masood Karimipour. Cùng dự có bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách Văn phòng UNODC Việt Nam.

Ít ngày nữa thôi, hơn 40 phạm nhân của Trại giam Thanh Lâm sẽ được trở về bên gia đình, người thân. Lớp học tái hoà nhập cộng đồng cho các phạm nhân được đề nghị đặc xá đang học những ngày cuối cùng với các kỹ năng cần thiết để các phạm nhân đủ hành trang trở lại cộng đồng.

Chuyển đổi xanh đang trở thành “một cuộc đua” ở cấp độ toàn cầu. Những doanh nghiệp (DN) không thể thích ứng sẽ dần bị loại bỏ khỏi thị trường xuất khẩu (XK). Do vậy, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh chóng các chương trình nâng cao năng lực cùng các chính sách để hỗ trợ DN thích nghi với cuộc chơi mới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文