Vướng địa giới hành chính, công trình trường học và cầu treo dân sinh “đứng bánh”

16:50 04/06/2024

Ngày 4/6, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có công văn gửi UBND tỉnh Kon Tum về việc phối hợp, tạo điều kiện xây dựng các công trình dân sinh trên địa bàn thôn 3, xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam).

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, trong những năm qua, vướng mắc về địa giới hành chính (ĐGHC) giữa xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My và xã Đăk Nên, huyện Kon Plong (Kon Tum) đã được cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum tích cực phối hợp giải quyết.

Chính quyền 2 tỉnh đã nhiều lần kiến nghị Bộ Nội vụ chủ trì giải quyết dứt điểm vướng mắc về ĐGHC nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Tuy nhiên, chính quyền và nhân dân khu vực giáp ranh vẫn giữ mối quan hệ đoàn kết, không xảy ra điểm nóng.

Một góc khu vực dân cư thuộc thôn 3, xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My.

Do vướng mắc về ĐGHC giữa 2 địa phương, chính quyền 2 tỉnh không thể đầu tư ngân sách để xây dựng các công trình hạ tầng dân sinh phục vụ các hộ dân thôn 3, xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My đang sinh sống tại khu vực thuộc địa giới hành chính theo Hồ sơ 364-CT của xã Đăk Nên, huyện Kon Plong (Kon Tum).

Theo Báo cáo số 971/UBND-VP ngày 25/5/2024 của UBND huyện Nam Trà My, nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác giáo dục và xây dựng kết cấu hạ tầng dân sinh, UBND xã Trà Vinh tổ chức kêu gọi các nhà tài trợ, các mạnh thường quân ủng hộ nhân dân xóa điểm trường tạm, làm cầu treo qua suối nhỏ phục vụ đi lại, học tập của con em.

Theo đó, UBND xã Trà Vinh đã huy động được trên 700 triệu đồng và vận động ngày công của nhân dân để làm cầu treo khu vực Nước Tối và điểm trường Tiểu học thôn 3, dự kiến hoàn thành trước mùa mưa năm nay để đảm bảo an toàn đi lại, học hành của con em người đồng bào thiểu số.

Tuy nhiên, ngày 16/5/2024, UBND xã Đắk Nên tiến hành lập biên bản và có Công văn số 82/UBND-VP đề nghị phối hợp dừng thi công các công trình nêu trên.

UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, các công trình nêu trên phục vụ các nhu cầu thiết yếu của đồng bào dân tộc thiểu số tại thôn 3, xã Trà Vinh, đặc biệt là nhu cầu học hành của trẻ em, do các nhà hảo tâm trên cả nước ủng hộ. Các công trình này không thuộc vốn đầu tư của chính quyền tỉnh Quảng Nam, không làm mở rộng địa bàn sinh sống của bà con nhân dân thôn 3, xã Trà Vinh, không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết các vướng mắc về ĐGHC và các vấn đề liên quan sau khi giải quyết vướng mắc về ĐGHC.

Trong thời gian chờ Bộ Nội vụ chủ trì giải quyết vướng mắc về ĐGHC giữa 2 tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND huyện Kon Plong, UBND xã Đắk Nên tạo điều kiện để các Mạnh Thường Quân và bà con nhân dân thôn 3, xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My được tiếp tục xây dựng cầu treo và các điểm xóa trường tạm để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

Như Báo CAND đã phản ánh, hiện giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum tồn tại vướng mắc về ĐGHC giữa xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My và xã Đắk Nên, huyện Kon Plong. Ngoài ra, giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi cũng tồn tại vướng mắc về ĐGHC giữa xã Trà Giáp, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam và xã Trà Thanh, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Liên quan đến vướng mắc về ĐGHC này, ngày 23/5, UBND tỉnh Quảng Nam đã có báo cáo gửi Bộ Nội vụ, trong đó, đối với tuyến ĐGHC giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum, kiến nghị điều chỉnh phần diện tích thực tế khu vực có dân cư xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) sinh sống với diện tích hơn 3.000ha thuộc địa phận của xã Đắk Nên, huyện Kon Plong (Kon Tum) về xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My.

Đối với tuyến ĐGHC giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam đề nghị điều chỉnh ĐGHC phần diện tích tự nhiên (diện tích điều tra khoanh vẽ là 789,6ha) khu vực 97 hộ của thôn 1, xã Trà Giáp đang sinh sống trên địa phận xã Trà Thanh, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi về xã Trà Giáp, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam quản lý.

Ngọc Thi

Tổng công ty điện lực và công ty điện lực các tỉnh tập trung toàn bộ lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng phó bão số 3, khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện đảm bảo an toàn để cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua.

Trước khi bão số 3 tiến vào Hà Nội, đã có rất nhiều nghĩa cử từ những người dân dành cho nhau trong lúc khó khăn. Đoàn xe ô tô chắn gió cho xe máy trên cầu hay những thông tin chia sẻ nhà ở tránh trú bão là những tình cảm ấp áp đang gây xúc động trên mạng xã hội.

Hàng chục hộ dân đang sống trong các ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ trước bão đã được các quận ở Hà Nội di dời đến nơi an toàn, trong đó có 14 hộ dân tại chung cư P16A (phường Thuỵ Khuê) và 3 hộ với 11 nhân khẩu ra khỏi nhà G6A Thành Công (chung cư nguy hiểm cấp độ D). 

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Nguyễn Văn Hồi cho biết, vụ việc ở Mái ấm Hoa hồng có vấn đề liên quan đến công tác quản lý chưa chắc. Ngay việc hoạt động vượt công suất trên 100% nhưng thanh tra, kiểm tra chưa xử lý được. Đây có vấn đề liên quan đến buông lỏng quản lý.

16h chiều 7/9, người dân Hà Nội đã có thể nhận thấy rõ sự ảnh hưởng rõ rệt của bão số 3 khi mưa lớn diễn ra khắp Thủ đô cùng với gió giật mạnh. Đường phố Hà Nội vắng lặng, lác đác có người di chuyển nhưng rất khó khăn. Lực lượng CSGT ứng trực 100% quân số, liên tục tuần tra, tổ chức cắt dọn cây xanh bị quật đổ.

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3 (Yagi), thực hiện Điện số 03 của Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh Hà Nam, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động rà soát số lượng nhà không an toàn, đồng thời huy động lực lượng vận động, hỗ trợ nhân dân di rời đến nơi tránh, trú bão an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文