Xử lý hơn 20.000 trường hợp vi phạm trật tự giao thông, đô thị

20:10 23/03/2023

Sau 20 ngày ra quân tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên toàn địa bàn thành phố, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 14.252 trường hợp vi phạm giao thông, 5.921 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị - Đây là số liệu được Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội cho biết.

Trước đó, nhằm tuyên truyền, vận động người dân chấp hành quy định của pháp luật, góp phần tích cực giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội đã xây dựng kênh tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân trên mạng xã hội facebook (Fanpage: Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội). Ban Chỉ đạo 197 các quận, huyện, thị xã đã xây dựng 31 kênh tuyên truyền qua mạng xã hội (facebook hoặc zalo) để tiếp nhận phản ánh của người dân trên địa bàn.

Công tác tuyên truyền, vận động người dân đã được thực hiện 1.056 lượt trên các kênh thông tin của địa phương, báo chí. Ban Chỉ đạo 197 các quận, huyện, thị xã đã tổ chức ký cam kết đối với 34.507 hộ kinh doanh; vận động các ban, ngành, đoàn thể chấp hành nghiêm các quy định về trật tự đô thị, trật tự công cộng, trật tự, an toàn giao thông.

Công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội tuần tra, làm nhiệm vụ.

Sau những nỗ lực toàn diện tuyên truyền, vận động người dân, từ ngày 1 đến 15-3, Ban Chỉ đạo 197 các địa phương đã đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý trên các lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, ATGT tập trung vào các hành vi như: Vi phạm về nồng độ cồn; chạy quá tốc độ; chở hàng quá trọng tải, quá khổ, “cơi nới” thùng xe, chở vật liệu, đất, phế thải gây mất vệ sinh môi trường…

Kết quả, sau nửa tháng đã kiểm tra, xử lý 14.252 trường hợp vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, tăng 4.221 trường hợp (tương đương 42% so với 15 ngày liền kề trước đó), phạt thành tiền 9,7 tỷ đồng. Vi phạm chủ yếu là nồng độ cồn, dừng đỗ sai quy định, vi phạm về tải trọng. Trong đó một số đơn vị có kết quả xử lý cao là: Sơn Tây, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm...

Ban Chỉ đạo 197 các địa phương cũng đã xử lý 5.921 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, tăng 3.123 trường hợp (tương đương 89,6% so với 15 ngày liền kề trước đó), phạt thành tiền 2,65 tỷ đồng. Vi phạm chủ yếu là chiếm dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để kinh doanh ăn uống, buôn bán hàng hóa. Trong đó, cưỡng chế vi phạm đối với 310 trường hợp, xử lý 35 trường hợp tái phạm.

Một số đơn vị có kết quả kiểm tra, xử lý cao là: Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì. Bên cạnh đó, một số đơn vị có kết quả kiểm tra, xử lý thấp, chưa tương xứng với tình hình vi phạm trên địa bàn như: Cầu Giấy (chỉ xử lý được 89 trường hợp vi phạm), Tây Hồ (79 trường hợp), Đan Phượng (9 trường hợp).

Trước đó, Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 về “Tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2023”.

Ngày 3/3, Ban Chỉ đạo 197 thành phố đã tổ chức Hội nghị triển khai và ra quân tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên toàn địa bàn Thành phố.

Thường trực Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội cho biết, đã yêu cầu 100% các quận, huyện, thị xã, phường, xã triển khai nghiêm túc Kế hoạch 01/KH-BCĐ197 theo nguyên tắc triển khai phải kiên trì, bài bản. Tổ chức thực hiện tuân thủ theo ba giai đoạn. Giai đoạn 1, từ ngày 15 đến 28-2, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, tổ chức chấp hành các quy định, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng. Giai đoạn 2, từ 1 đến 30-3, ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm. Giai đoạn 3, từ 30-3 đến 1-11 kiểm tra, duy trì trật tự trên các lĩnh vực giao thông, văn minh đô thị.

Xuân Mai

Để xử lý dứt điểm hơn 300 dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài, tỉnh Hà Tĩnh sẽ kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, chậm trễ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao trong giải quyết các vấn đề liên quan.

Liên quan đến vụ huy động hơn 3.700 tỷ đồng và mất khả năng thanh toán xảy ra tại Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI, chiều nay (18/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Quang Hoàng (SN 1988, Tổng Giám đốc), và Trần Thị Mỹ Hạnh (SN 1992, Trưởng phòng ngân quỹ công ty) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Dù liên tục lao dốc trong 2 tuần qua, nhưng vàng vẫn chưa từng đánh mất sức hấp dẫn của mình. Mỗi khi giá kim loại quý tăng hoặc giảm mạnh, thị trường đều "dậy sóng", người người nhà nhà nhộn nhịp giao dịch. Cơ quan điều hành khẳng định sẽ đưa ra các giải pháp khiến vàng không trở thành mặt hàng hấp dẫn để đầu cơ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文