Xử phạt nhiều dự án bất động sản sai phạm

08:08 19/01/2024

Chậm tiến độ nhiều năm nhưng không làm thủ tục xin gia hạn, hằng năm không báo cáo hoạt động đầu tư, không hoàn thiện các hạng mục theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt... là những sai phạm tại một số dự án trên địa bàn huyện Nghi Xuân vừa bị Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Theo Quyết định số 139 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư ngày 30/11/2023 của Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị này đã xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Techco, trụ sở tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu số tiền 40 triệu đồng vì không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư đối với dự án Xây dựng khu dân cư nông thôn mới Long Bỏng tại xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Dự án này liền kề với dự án hạ tầng khu dân cư đô thị Đông Dương do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Đông Dương, trụ sở tại Hà Nội làm chủ đầu tư. Từ 5 năm qua, cả hai dự án đều đã xây dựng cơ bản hạ tầng kỹ thuật, phân lô bán nền gần hết nhưng chưa hoàn thiện thủ tục để đấu nối với Tỉnh lộ ĐT.547 (đường ven biển Hà Tĩnh). Đồng thời, trục đường chính 21m đang vướng GPMB nên đến nay chưa thi công, mặc dù thời hạn hoàn thiện dự án theo quyết định phê duyệt là trong năm 2018.

Khu đô thị Xuân An quá thời hạn hoàn thành gần 6 năm không điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Cùng ngày, Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cũng đã ban hành Quyết định số 140 xử phạt số tiền 85 triệu đồng đối với Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đông Dương Thăng Long, trụ sở tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Đây là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới Xuân An tại huyện Nghi Xuân, dự án được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 30/6/2016 nhưng đến nay chưa hoàn thành toàn bộ dự án và đưa vào hoạt động theo thời hạn được quy định.

Cụ thể, tính đến nay dự án đã quá thời hạn hoàn thành hơn 5 năm 10 tháng theo quy định nhưng nhà đầu tư không thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư. Hiện, dự án còn các hạng mục gồm trung tâm thương mại 5 tầng và 4 căn biệt thự theo quy hoạch đã được phê duyệt nhưng chưa hoàn thành việc xây dựng.

Liên quan đến dự án này, trước đó vào tháng 5/2020, Cơ quan CSĐT Công an huyện Nghi Xuân cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 4 cán bộ thị trấn Xuân An, gồm: ông Lê Văn Minh, Chủ tịch UBND thị trấn Xuân An, ông Hoàng Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Xuân An, ông Nguyễn Văn Thành, công chức Địa chính thị trấn Xuân An và ông Bùi Duy Chân, Tổ trưởng tổ dân phố 7, thị trấn Xuân An để điều tra về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Điều 356 và Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015”.

Các đối tượng trên bị khởi tố liên quan đến vi phạm các quy định trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tổ dân phố 7 trong quá trình đền bù, GPMB Khu đô thị mới thị trấn Xuân An (Nghi Xuân), gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 1 tỷ đồng.

Cũng trên địa bàn huyện Nghi Xuân, ngày 4/12/2023, Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh ban hành Quyết định 141 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư đối với Công ty CP Xây lắp tổng hợp Trường Long, địa chỉ tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân số tiền 40 triệu đồng do không thực hiện báo cáo hoạt động đầu tư đối với dự án Khu dân cư Nông thôn mới Trường Thành, Trường Vĩnh, Trường Hải tại xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân.

Dự án này được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 1/9/2017, do dự án chậm tiến độ nên ngày 22/3/2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản cho phép giãn tiến độ thực hiện. Tính đến thời điểm hiện nay, dự án đã cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, riêng phần trung tâm thương mại chưa thực hiện. Theo báo cáo của nhà đầu tư, trong tổng số 139 lô đất của dự án, mới chỉ duy nhất 1 hộ dân sinh sống.

Hiện, Công ty CP Xây lắp tổng hợp Trường Long đang nộp hồ sơ xin điều chỉnh thời gian thực hiện cũng như thay đổi một số hạng mục liên quan. Trong khi đó, tỉnh Hà Tĩnh đã giao UBND huyện Nghi Xuân tổ chức làm việc với nhà đầu tư, yêu cầu báo cáo rõ tình hình thực hiện dự án, nguyên nhân chưa hoàn thành dự án theo quy định và xử lý vi phạm nếu có.  

Thiên Thảo

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

Hai đối tượng gồm Đào Văn Nhật Tùng (SN 1985) và Lê Văn Minh (SN 1984, cùng trú tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Bị phát hiện đang khai thác cát trái phép, Tùng và Minh đã điều khiển tàu tháo chạy rồi dùng ống xịt áp suất lớn phun nước về phía phương tiện của lực lượng chức năng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện một chiếc xe ô tô đầu kéo gặp sự cố khiến hàng trăm lít dầu nhớt đổ ra đường, Đội CSGT Công an huyện Nghi Lộc phối hợp Tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thu dọn vết dầu tránh gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 70km, rộng trên 22.000ha. Nhiều năm qua, người dân tỉnh Thừa Thiên Huế sống ven vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tận dụng diện tích mặt nước rộng lớn này để nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế. Để đảm bảo ANTT vùng đầm phá, Công an các xã ven đầm phá đã tăng cường tuần tra, thực hiện nhiều biện pháp giúp ngư dân chống nạn khai thác, đánh bắt tận diệt và trộm cắp thủy sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文