Lừa xuất khẩu lao động, Giám đốc chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng

15:11 04/04/2022

Dù công ty của Đồng không có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động, nhưng quá trình điều hành công ty, do cần tiền trả nợ, trả lương nhân viên và chi tiêu cá nhân nên Đồng đã lừa đảo để chiếm đoạt của 20 bị hại tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.

Ngày 4/4, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Đỗ Văn Đồng (SN 1986, trú tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Giám đốc Công ty TNHH Taiyo Japan Quốc tế (viết tắt là Công ty Taiyo) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 174 BLHS.

Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, Công ty Taiyo được thành lập năm 2019 do Đỗ Văn Đồng làm Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật.

Công ty Taiyo đăng ký 66 ngành nghề kinh doanh, trong đó ngành nghề chính là tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động việc làm. Nhưng thực tế thì công ty này không có chức năng và dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài.

Dù Công ty Taiyo đăng ký đặt trụ sở tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nhưng mọi hoạt động, giao dịch đều thực hiện tại căn hộ ở tòa nhà FLC Complex, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Bị cáo Đồng tại phiên toà.

Quá trình điều hành công ty, Đồng không liên kết với tổ chức khác để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng do cần tiền trả nợ, trả lương nhân viên và chi tiêu cá nhân nên anh ta đã làm liều.

Đồng đăng tuyển “kỹ sư cơ khí điện, điện tử, lắp ráp linh kiện và vận hành máy tiện CNC” trên trang Facebook cá nhân với thỏa thuận trọn gói đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản từ 5.000 USD đến 6.000 USD, tùy vào bằng cấp và vị trí công việc của mỗi người.

Đồng cũng hứa hẹn chỉ từ 4 đến 6 tháng sau khi nộp tiền, người lao động sẽ được đi làm. Tin tưởng những điều Đồng nói là thật nên từ tháng 9/2019 đến tháng 7/2020, 20 người đã nộp hồ sơ và tiền đặt cọc cho Đồng với tổng số tiền 1,36 tỷ đồng. Sau khi nhận tiền và hồ sơ của nhiều người lao động, Đồng sử dụng để trả nợ, chi trả tiền văn phòng, trả lương nhân viên…

Quá thời hạn cam kết, người lao động truy hỏi về việc không thấy được liên hệ đi Nhật Bản. Lúc này Đồng dùng thủ đoạn làm giả các “giấy xác nhận nộp hồ sơ xin làm việc tại Nhật Bản” (thường gọi là giấy trình cục, có dấu đỏ, chữ nước ngoài) và giấy tư cách lưu trú rồi dán ảnh, điền thông tin của các bị hại để họ tiếp tục nộp tiền đợt sau.

Chờ đợi thời gian sau vẫn không thấy kết quả, nhiều người tìm đến Công ty Taiyo nhưng Đồng đã chuyển đi nơi khác để trốn tránh. Tháng 8/2020, các bị hại gửi đơn tới cơ quan Công an tố cáo hành vi phạm tội của Đồng và đối tượng nhanh chóng bị bắt giữ.

Quá trình giải quyết vụ án, Đồng mới hoàn trả cho các bị hại được 113 triệu đồng, còn chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng...

Tại phiên toà, bị cáo Đồng thừa nhận hành vi phạm tội như trên. HĐXX đã tuyên phạt Đồng 13 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài hình phạt tù, HĐXX còn buộc Đồng phải bồi thường cho các bị hại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Hưng

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

Hai đối tượng gồm Đào Văn Nhật Tùng (SN 1985) và Lê Văn Minh (SN 1984, cùng trú tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Bị phát hiện đang khai thác cát trái phép, Tùng và Minh đã điều khiển tàu tháo chạy rồi dùng ống xịt áp suất lớn phun nước về phía phương tiện của lực lượng chức năng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện một chiếc xe ô tô đầu kéo gặp sự cố khiến hàng trăm lít dầu nhớt đổ ra đường, Đội CSGT Công an huyện Nghi Lộc phối hợp Tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thu dọn vết dầu tránh gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 70km, rộng trên 22.000ha. Nhiều năm qua, người dân tỉnh Thừa Thiên Huế sống ven vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tận dụng diện tích mặt nước rộng lớn này để nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế. Để đảm bảo ANTT vùng đầm phá, Công an các xã ven đầm phá đã tăng cường tuần tra, thực hiện nhiều biện pháp giúp ngư dân chống nạn khai thác, đánh bắt tận diệt và trộm cắp thủy sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文