Đề nghị xử lý hình sự 22 doanh nghiệp nợ bảo hiểm
- Bốn doanh nghiệp nợ bảo hiểm bị phạt 606 triệu đồng, truy thu hàng tỷ đồng
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm bị đề nghị xử lý hình sự
- Khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội: Vẫn vướng đủ đường
- Đề nghị truy cứu hình sự 15 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Trong danh sách những DN bị kiến nghị xử lý hình sự, đơn vị có số nợ đóng các loại bảo hiểm thấp nhất 303 triệu đồng, cao nhất lên đến 6,6 tỷ đồng. Trong đó, đứng đầu là Công ty CP Vĩnh Cửu (quận 2) với tổng số tiền trốn đóng, nợ đọng tính đến tháng 6-2019 là hơn 6,6 tỷ đồng; tiếp theo là Công ty CP Bao bì Nhựa Sài Gòn (quận Tân Phú) nợ trên 6 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV May mặc Minh Giao (quận Bình Thạnh) nợ 4,7 tỷ đồng; Công ty CP Thương mại Tiến Hưng (quận Tân Phú) nợ 4,2 tỷ đồng; Công ty TNHH SXTMDV Thanh Tiên (quận 12) nợ 4,1 tỷ đồng; Công ty CP Xây dựng dân dụng và công nghiệp phía Nam (quận 1) nợ 3,2 tỷ đồng; Công ty CP Tân Hoàng Thắng (quận Tân Bình) nợ 2,9 tỷ đồng; Công ty TNHH Địa ốc Tân Vũ Minh (quận Bình Thạnh) nợ 2,3 tỷ đồng; Công ty CP VTTH Mai Linh (quận 10) nợ 2,3 tỷ đồng; Công ty CP XD Phú Khang Gia (quận Bình Thạnh) nợ 1,9 tỷ đồng; Công ty TNHH Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn (quận 10) nợ 1,1 tỷ đồng…
Theo ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TP Hồ Chí Minh, tất cả 22 DN trong danh sách nói trên đều đã được cơ quan BHXH nhắc nhở nhiều lần, được thanh tra, kiểm tra và bị Giám đốc BHXH Thành phố ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thậm chí có DN bị xử phạt ở mức cao với số tiền 302 triệu đồng…
Tuy nhiên, nhiều DN vẫn không thực hiện quyết định xử phạt hành chính (với tổng số tiền xử phạt hơn 3,7 tỷ đồng) và tiếp tục vi phạm.
BHXH TP Hồ Chí Minh đề nghị xử lý hình sự 22 doanh nghiệp nợ bảo hiểm. |
Cũng theo ông Phan Văn Mến, 22 DN này có dấu hiệu vi phạm Điều 216 Bộ luật Hình sự về tội Trốn đóng BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động. Vì vậy, BHXH TP Hồ Chí Minh đã gửi hồ sơ về vụ việc các DN này đề nghị Công an TP Hồ Chí Minh xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
Thực tế, trước đây việc xử lý hình sự DN nợ các loại bảo hiểm gặp nhiều khúc mắc vì chưa có Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao. Nhưng hiện nay đã có Nghị quyết 05/2019/NQ9-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ngày 15-8 về “Hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội Gian lận BHXH, BHTN; Điều 215 về tội Gian lận BHYT; người thực hiện hành vi làm giả hồ sơ BHXH, BHTN, BHYT, thẻ BHYT để chiếm đoạt tiền, ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 214 và 215 còn bị truy cứu về tội làm giả con dấu, tài liệu và Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của Bộ luật Hình sự”…
Đây sẽ là cơ sở pháp lý để các vụ việc như trên được giải quyết, qua đó giúp đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.