Bác kháng cáo của ba bị cáo trong phiên toà phúc thẩm vụ án tại BIDV

17:59 29/06/2021
Chiều 29/6, TAND cấp cao tại Hà Nội đã ra phán quyết đối với ba bị cáo có đơn kháng cáo cũng như người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội.


Sau hai ngày mở phiên toà hình sự phúc thẩm xét xử vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” gây thất thoát số tiền hơn 1.660 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty cổ phần Chăn nuôi Bình Hà (viết tắt là Công ty Bình Hà) và Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trung Dũng (viết tắt là Công ty Trung Dũng), chiều 29/6, TAND cấp cao tại Hà Nội đã ra phán quyết đối với ba bị cáo có đơn kháng cáo cũng như người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội.

Ba bị cáo: Đinh Văn Dũng, Đoàn Hồng Dũng và Nguyễn Thị Tnanh Sơn nghe tuyên án.

HĐXX phúc thẩm quyết định bác kháng cáo kêu oan của bị cáo Đinh Văn Dũng (cựu Tổng Giám đốc Công ty Bình Hà); bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của vợ chồng bị cáo Đoàn Hồng Dũng (cựu Giám đốc Công ty Trung Dũng) và bị cáo Nguyễn Thị Thanh Sơn (cựu Giám đốc Công ty Hà Nam, thành viên góp vốn Công ty Trung Dũng); quyết định giữ nguyên hình phạt của bản án sơ thẩm đối với ba bị cáo. 

Như vậy, bị cáo Đinh Văn Dũng phải thi hành bản án 12 năm tù, bị cáo Đoàn Hồng Dũng phải thi hành bản án 18 năm tù và bị cáo Nguyễn Thị Thanh Sơn phải thi hành bản án 3 năm tù cùng về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Theo HĐXX phúc thẩm, căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng như lời khai của các bị cáo có đơn kháng cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX nhận thấy, Công ty Bình Hà là công ty mới thành lập, chưa có bất cứ hoạt động kinh tế phát sinh, thuộc doanh nghiệp chưa đủ điều kiện xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn của BIDV; vốn tự có và tài sản đảm bảo không đủ điều kiện để cấp tín dụng theo chính sách tín dụng của ngân hàng và hồ sơ pháp lý của dự án cũng chưa đầy đủ... 

Nhưng trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2016, lợi dụng chức trách được giao, ông Trần Bắc Hà với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV đã chỉ đạo cấp dưới tại BIDV và BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh, BIDV Chi nhánh Hà Thành cho Công ty Bình Hà và Công ty Trung Dũng vay tiền trái quy định, gây thất thoát cho BIDV số tiền đặc biệt lớn.

Hội đồng xét xử phúc thẩm.

Quá trình giải ngân cho Công ty Bình Hà vay vốn, BIDV đã không kiểm soát dòng tiền có được sau kinh doanh, để các cổ đông của Công ty Bình Hà sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thông qua các nhà thầu chiếm đoạt và chiếm dụng tiền giải ngân của BIDV. Tổng dư nợ của Công ty Bình Hà tại BIDV không có khả năng thu hồi là hơn 799 tỷ đồng. 

Hành vi chiếm đoạt tiền của bị cáo Đinh Văn Dũng được thể hiện qua việc bị cáo này chỉ đạo các hoạt động liên quan đến việc bán bò. Do không có tiền góp vốn, theo chỉ đạo của con trai Trần Bắc Hà là Trần Duy Tùng (đang bị truy nã quốc tế), Đinh Văn Dũng và các bị cáo khác đã chiếm đoạt tiền bán bò để góp vốn cá nhân, chứng minh vốn đối ứng với BIDV, để ngân hàng tiếp tục giải ngân vốn vay và sử dụng vào mục đích cá nhân khác. Tổng số tiền các bị cáo chiếm đoạt của BIDV là hơn 149 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo Đinh Văn Dũng chịu trách nhiệm chung về tổng số tiền 23,5 tỷ đồng.

“Việc Toà án cấp sơ thẩm xác định bị cáo Đinh Văn Dũng phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan. Do đó, HĐXX phúc thẩm quyết định bác kháng cáo kêu oan của bị cáo”, Chủ toạ phiên toà phúc thẩm nêu rõ. 

Đối với sai phạm của vợ chồng bị cáo Đoàn Hồng Dũng và Nguyễn Thị Thanh Sơn, HĐXX phúc thẩm xét thấy, lợi dụng sự tin tưởng của BIDV giao cho Công ty Trung Dũng tự quản lý lô hàng nhập khẩu là tài sản đảm bảo cho khoản phát hành L/C, vợ chồng bị cáo Đoàn Hồng Dũng và Nguyễn Thị Thanh Sơn đã có sự thống nhất là sử dụng pháp nhân của Công ty Hà Nam, Công ty Trung Dũng để ký hợp đồng mua thép phế và phôi thép của Công ty Trung Dũng, sau đó bán cho Công ty TISCO nhằm tránh sự kiểm soát dòng tiền của BIDV. 

Tiền thu được từ việc bán hàng, vợ chồng bị cáo Đoàn Hồng Dũng và Nguyễn Thị Thanh Sơn không chuyển về tài khoản của Công ty Trung Dũng tại BIDV để thanh toán cho đối tác nước ngoài khi đến hạn như đã cam kết với BIDV mà dùng để trả nợ cho Công ty Hà Nam, Công ty Trung Dũng và sử dụng vào mục đích khác. 

“Trong đơn kháng cáo và tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Đoàn Hồng Dũng và bị cáo Nguyễn Thị Thanh Sơn đều xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng không xuất trình được tài liệu nào mới nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo. HĐXX phúc thẩm quyết định bác kháng cáo của hai bị cáo”, Chủ toạ phiên toà phúc thẩm nêu rõ.  

Xét kháng cáo của bà Ngô Kim Lan (đã mất) là vợ cố Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV Trần Bắc Hà, do chị Trần Lan Phương (con ruột) là người thừa kế quyền và nghĩa vụ của mẹ liên quan đến kháng cáo về về việc đề nghị giải tỏa kê biên bất động sản, HĐXX cấp phúc thẩm nhận thấy, tại phiên tòa, chị Trần Lan Phương đã xuất trình các giấy tờ chứng minh nguồn gốc bất động sản ở số 60A Bà Huyện Thanh Quan, TP Hồ Chí Minh của mẹ chị. Giấy tờ chứng minh đây là tài sản bà Ngô Kim Lan được tặng, cho. 

Ngoài ra, ngày 31/7/2017, ông Trần Bắc Hà và bà Ngô Kim Lan đã có thỏa thuận, bất động sản trên là tài sản riêng của bà Ngô Kim Lan. Vì vậy, theo quy định của pháp luật, bất động sản trên là tài sản riêng của bà Ngô Kim Lan... 

“HĐXX cấp phúc thẩm nhận thấy, có căn cứ chấp nhận một phần kháng cáo của bà Ngô Kim Lan về việc yêu cầu giải tỏa kê biên bất động sản ở 60A Bà Huyện Thanh Quan, TP Hồ Chí Minh. Do đó, quyết định giải tỏa kê biên bất động sản ở số 60A Bà Huyện Thanh Quan, TP Hồ Chí Minh”, Chủ toạ phiên toà nêu rõ. 

Đối với các nội dung kháng cáo khác của bà Ngô Kim Lan, HĐXX phúc thẩm nhận thấy, không có căn cứ chấp thuận nên quyết định tiếp tục kê biên các tài sản và bất động sản khác của vợ chồng ông Trần Bắc Hà và bà Ngô Kim Lan để đảm bảo thi hành án.

Nguyễn Hưng

Vụ án Cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế và nhiều cán bộ có liên quan về hành vi nhận hối lộ trong đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng giả vừa qua đã gây rúng động dư luận. Điều khiến công chúng lo lắng là sự suy giảm nghiêm trọng lòng tin vào cơ quan lẽ ra phải là tuyến phòng thủ đầu tiên, vững chắc nhất cho sức khỏe cộng đồng.

Ngày 26/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản gửi Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về việc khẩn trương kiểm tra, xác minh hoạt động sản xuất và lấy mẫu kiểm nghiệm đối với hai sản phẩm thực phẩm do cá nhân có biệt danh “Ngân Collagen” quảng cáo.

Câu chuyện làm sao để giấc mơ có nhà của công nhân, người lao động nghèo thành hiện thực, nhà ở xã hội đến được đúng đối tượng đã làm nóng nghị trường Quốc hội ngày 24/5 khi Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nhằm tạo quỹ nhà cho người thu nhập thấp, cách đây 22 năm, ngày 23/4/2003 UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Chỉ thị số 07/2003/CT-UB, trong đó yêu cầu các chủ đầu tư dự án nhà ở phải dành 10% diện tích quỹ đất ở hoặc 20% quỹ nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại để bán lại với giá vốn cho thành phố. Sau đó hơn 2 năm, ngày 24/11/2005, UBND thành phố đã có văn bản bãi bỏ quy định trên, nhưng đến nay, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở và hàng trăm hộ dân đang bị vướng bởi quy định này…

Công trình chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Yên trị giá hơn 125 tỉ đồng, được kỳ vọng sẽ bảo vệ an toàn cho hàng trăm hộ dân ven sông đi qua địa bàn 3 xã của huyện Hòa Vang (Đà Nẵng). Thế nhưng, sau 3 năm kể từ ngày giải phóng mặt bằng, đến nay công trình vẫn dang dở, thi công cầm chừng, trong khi mùa mưa lũ miền Trung đang đến rất gần...

Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ), tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 4/2025 là 10.854 lao động. Trong đó riêng thị trường Nhật Bản đã là 5.427 lao động (chiếm 50%). Tính trong 4 tháng đầu năm, trong tổng số 47.881 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì Nhật Bản có đến 24.358 lao động (chiếm gần 51%).

Sáng 26/5, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cho biết, bệnh viện tiếp nhận 5 bệnh nhân của Công ty CP Gạch men Phương Nam - Chi nhánh Đồng Nai tại Cụm công nghiệp vật liệu xây dựng Tân An, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu bị ngộ độc khí CO…

Từ đầu tháng 3 đến nay, đã có UBND các quận Đống Đa, Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, cải tạo, xây dựng lại hàng loạt khu tập thể (chung cư cũ) trên địa bàn. Đây là một trong những bước triển khai quan trọng để việc cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội không còn nằm trên giấy sau nhiều năm bế tắc.

Một loạt thay đổi về lịch thi đấu, quy mô tổ chức và cách thức chọn lọc đến từ LĐBĐ Đông Nam Á đặt ra thách thức cho bóng đá Việt Nam, nếu như vẫn muốn giữ ngôi vương khu vực. 

Liên tiếp trong thời gian qua, lực lượng chức năng tại khu vực biên giới, cửa khẩu phát hiện, ngăn chặn kịp thời nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển hàng lậu. Triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra giám sát cửa khẩu, đường mòn lối mở trên khu vực biên giới, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.