Ngày thứ 5 xét xử vụ án xảy ra tại MobiFone và AVG:

Bị cáo Nguyễn Bắc Son xin nộp 12,5 tỷ đồng và ngôi nhà đang ở

15:02 21/12/2019
“Ngoài số tiền 12,5 tỷ đồng xin nộp để khắc phục hậu quả, gia đình bị cáo Son đã có đơn cam kết sẽ trả nốt số tiền còn lại liên quan đến hành vi bị cáo Son nhận hối lộ 3 triệu USD”.


Ngày 21-12, TAND TP Hà Nội tiếp tục điều hành phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cùng 12 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (viết tắt là MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).

Tự bào chữa cho mình, bị cáo Nguyễn Bắc Son giải trình về một số nội dung nêu trong cáo trạng và bản luận tội của đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố. Bị cáo Son đồng ý với tội danh bị truy tố trong cáo trạng đối với mình là đúng. Nhưng bị cáo trình bày một số tình tiết giảm nhẹ cho mình khi cho rằng, bị cáo không đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt để thực hiện dự án MobiFone mua AVG.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son.

Bị cáo đề nghị đại diện Viện kiểm sát xem xét và đánh giá lại chứng cứ, đồng thời đề nghị HĐXX cân nhắc, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Kết thúc phần tự bào chữa, bị cáo Son cho biết, gia đình và bạn bè của bị cáo xin nộp 12,5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả số tiền 3 triệu USD mà bị cáo đã nhận từ bị cáo Phạm Nhật Vũ (cựu Chủ tịch HĐQT AVG).

Bị cáo Son cam kết sẽ tiếp tục động viên gia đình khắc phục hậu quả của số tiền nhận hối lộ còn lại. Trước mắt là đưa căn nhà của bị cáo tại số 14 ngõ 36 C1 Lý Nam Đế (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào làm tài sản đảm bảo thi hành án.

Bào chữa cho bị cáo Son, luật sư Phạm Công Hùng ngoài việc đưa ra các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo còn cho biết thêm “Ngoài số tiền 12,5 tỷ đồng xin nộp để khắc phục hậu quả, gia đình bị cáo Son đã có đơn cam kết sẽ trả nốt số tiền còn lại liên quan đến hành vi bị cáo Son nhận hối lộ 3 triệu USD”.

Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định, trong quá trình thực hiện dự án, bị cáo Phạm Nhật Vũ đã nhiều lần liên lạc gọi điện thoại, nhắn tin cho bị cáo Son để thúc đẩy nhanh chóng việc mua bán, mong muốn bị cáo Son chỉ đạo để AVG sớm bán được cổ phần. Sau khi hoàn thành dự án MobiFone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, bị cáo Vũ đã đến nhà riêng của bị cáo Son tại số 14 ngõ 36 C1 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông và đưa cho bị cáo Son 3 triệu USD.

Quá trình điều tra, bị cáo Son khai, đã mang 3 triệu USD lên phòng làm việc tại tầng 2 và xếp đầy vào 1 vali du lịch loại nhỏ màu đen nhãn hiệu Samsonite, xếp đầy 1 ba lô du lịch tối màu, số còn lại cho vào 1 vali du lịch loại to màu trắng nhãn hiệu Samsonite, sau đó cất ra ngoài ban công được quây kín bằng khung nhôm kính.

Toàn bộ số tiền 3 triệu USD, bị cáo Son khai đưa cho con gái mình khoảng 10 lần, mỗi lần từ 300.000 USD đến 400.000 USD trong những lần con gái từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội thăm gia đình. Khi đưa tiền, bị cáo Son dặn con gái không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy. Bị cáo Son nhận thức được, lý do bị cáo Vũ đưa tiền cho mình vì bị cáo trực tiếp chỉ đạo thực hiện dự án MobiFone mua cổ phần của AVG.

Trước đó, trong phần tựu bào chữa, bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng (cựu Phó Tổng Giám đốc MobiFone) trình bày: “Suốt 26 năm công tác ở MobiFone, bị cáo chưa bao giờ phải nhận văn bản của MobiFone có dấu “Mật”. Bị cáo cũng đã gửi cảnh báo tới Tổng Giám đốc MobiFone để tránh xảy ra hậu quả trong thương vụ MobiFone mua cổ phần AVG, nhưng tiếc rằng lời cảnh báo của bị cáo đã không được xem xét.

Bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng.

Trong những ngày hầu toà, không chỉ riêng bị cáo mà tất cả những bị cáo đã từng là lãnh đạo của MobiFone thời điểm đó đều rất đau buồn, bởi những việc mà bị cáo và các đồng nghiệp đã làm vì phải chịu sức ép chứ không phải tự nguyện. Bị cáo mong muốn HĐXX, đại diện Viện kiểm sát xem xét thấu tình, đạt lý từ hoàn cảnh và thời điểm xảy ra sự việc để có cái nhìn công bằng cho bị cáo và các đồng nghiệp”.

Theo cáo trạng, với trách nhiệm là Phó Tổng Giám đốc MobiFone, Nguyễn Mạnh Hùng thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Tổng Giám đốc cùng các thành viên trong Tổ đánh giá kinh doanh truyền hình đã ký Báo cáo số 66 ngày 11-7-2015 đánh giá về tính khả thi và các điều kiện liên quan đến kinh doanh truyền hình số và Báo cáo số 67 ngày 6-8-2015 đánh giá báo cáo tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp AVG của Công ty AMAX.

Theo phân công nhiệm vụ, Nguyễn Mạnh Hùng đã ký Văn bản số 4724 ngày 31-8-2015 gửi Tổng Giám đốc MobiFone về phương án kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền giai đoạn 2015-2020 và cơ cấu tổ chức AVG trên cơ sở tham khảo kế hoạch kinh doanh của AVG. Nguyễn Mạnh Hùng xác định phương án kinh doanh là không khả thi vì khi xây dựng đã không tiến hành đánh giá, khảo sát thực tế, dự báo theo hiểu biết cá nhân, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền hình và đã nghị Tổng Giám đốc MobiFone thuê tư vấn nhưng không được chấp nhận và tiếp tục thực hiện theo các chỉ đạo của Tổng Giám đốc MobiFone thời điểm đó. Nguyễn Mạnh Hùng nhận thấy có trách nhiệm liên quan cùng Ban Tổng Giám đốc đối với những sai phạm trong việc thực hiện dự án này.

Nguyễn Hưng

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025). Chuyến thăm Việt Nam lần này của đồng chí Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước láng giềng, đặc biệt khi năm 2025 là năm đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025).

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文