“Bộ sậu” Liên Kết Việt hưởng lợi gần nghìn tỷ đồng từ trò lừa đảo đa cấp

20:17 13/04/2017
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa có kết luận điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt) có trụ sở tại số 10, ngõ 80 đường Trần Duy Hưng, Hà Nội và các đơn vị khác có liên quan.

Đây là vụ án từng gây xôn xao dư luận bởi hậu quả nó gây ra quá nặng nề. 

66.880 người ở 27 tỉnh, thành phố đã tham gia ký hợp đồng nộp tiền làm nhà phân phối (NPP) cho Liên Kết Việt. Phần lớn trong số đó là những người nghèo, họ mang hết số tiền gom góp cả đời, thậm chí đi vay mượn nộp cho Liên Kết Việt để hy vọng được đổi đời. Vậy mà…, nhiều gia đình ly tán, thậm chí có người đã phải tự tử vì mất tiền cho Liên Kết Việt.

7 bị can bị đề nghị truy tố trong vụ án này gồm: Lê Xuân Giang (46 tuôi), Chủ tịch HĐQT Công ty Liên kết Việt; Nguyễn Thị Thuỷ (47 tuổi), Phó Tổng Giám đốc kiêm trưởng nhóm quản lý phát triển kinh doanh; Lê Văn Tú (32 tuổi), Tổng Giám đốc Công ty Liên kết Việt; Trịnh Xuân Sáng (42 tuổi), thành viên nhóm quản lý phát triển kinh doanh; Lê Thành Sơn (29 tuổi); Nguyễn Xuân Trường (50 tuổi); Vũ Thị Hồng Dung (43 tuổi) đều là thành viên nhóm quản lý phát triển kinh doanh.

Theo kết luận điều tra, ngày 10-2-2014, Công ty Liên Kết Việt được cấp phép kinh doanh đa cấp. Tuy nhiên, Lê Xuân Giang chẳng biết gì về kinh doanh đa cấp nên cứ xin cấp phép để đấy. 

Biết được điều này, tháng 3-2014, Nguyễn Thị Thủy đã đến gặp Giang để bàn về hợp tác kinh doanh. Một đằng thì có giấy phép, một đằng thì có kinh nghiệm kinh doanh đa cấp (trước đó Thủy đã từng làm việc cho Công ty Sinh Lợi, nay là Công ty Thiên Ngọc Minh Uy kinh doanh đa cấp). 

Để hai bên cùng có lợi, ngày 26-3-2014, Giang đã ký hợp đồng thuê êkip của Thủy phát triển kinh doanh đa cấp cho Công ty Liên Kết Việt.

Nhóm êkip của Thủy hoạt động khá đình đám, khiến “danh tiếng” của Liên Kết Việt chẳng mấy chốc lan ra nhiều tỉnh, thành. Các đối tượng tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, thúc đẩy kích cầu, phát triển thị trường…

Chúng tổ chức các đại hội hoa hồng, lễ đón nhận các danh hiệu, khen thưởng một cách hoành tráng ở những nơi như Thiên đường Bảo Sơn, Trung tâm văn hóa quận Thanh Xuân, Bảo tàng Hà Nội và ngay trụ sở Công ty…, chi thưởng cho các NPP top đầu những phần thưởng cực lớn như căn hộ trị giá 1,8 tỷ đồng, ô tô trị giá 1 tỷ, xe máy SH, Vission….

Đối tượng Lê Xuân Giang và Nguyễn Thị Thủy tại Cơ quan điều tra.

Nhưng một điều quan trọng khiến nhiều người dân mù quáng lao vào đóng tiền cho Công ty Liên Kết Việt là bởi vì vỏ bọc doanh nghiệp Bộ Quốc Phòng với ông Chủ tịch HĐQT Lê Xuân Giang chuyên đeo hàm Đại tá quân đội. 

Cùng với Công ty Liên Kết Việt, Giang còn thành lập Công ty Cổ phần tập đoàn thiết bị y tế BQP (Công ty BQP) (để mọi người nhầm tưởng là Bộ Quốc Phòng).

Vào thời điểm tháng 1-2014, Công ty BQP được Trung ương Hộ doanh nghiệp vừa và nhỏ tặng danh hiệu “chứng nhận Công ty Cổ phần tập đoàn thiết bị y tế Bộ Quốc phòng đạt danh hiệu thương hiệu sản phẩm Việt Nam phát triển bền vững”.

Việc nhầm lẫn này là do trong hồ sơ của Công ty BQP gửi lên ghi là Bộ Quốc Phòng. Mà bản thân Giang cũng mong muốn sự nhầm lẫn như thế nên khi có danh hiệu, dù nhầm tên, anh ta vẫn đưa danh hiệu này lên website www.lkv.com.vn, treo tại Công ty và trên toàn hệ thống của Công ty trong cả nước.

Theo lời khai sau này của Giang, bộ quân phục Đại tá anh ta hay mặc trong tất cả các chương trình được mua với giá hơn 1 triệu đồng, đặt làm biển tên đeo trước ngực với giá 30 nghìn đồng. Ngoài ra, Giang còn tìm cách mời một số người là cán bộ Quân đội (hầu hết đều mang quân hàm Đại tá) đã về hưu về làm việc cho Giang.

Nhiệm vụ của họ là không cần làm nhiều, nhưng nhất thiết trong các sự kiện của Công ty thì phải mặc quân phục dịp Đại lễ. Ông thì đọc diễn văn khai mạc, bế mạc;  ông thì thực hiện nghi lễ chào cờ trong quân đội… Sau mỗi  buổi sự kiện, các ông này được phong bì 500 ngàn đồng. Thấy có vấn đề, sau đó, những người trên đã lần lượt xin nghỉ việc ở Liên Kết Việt.

Ngoài ra, Giang còn mời một số cá nhân nguyên là cán bộ cấp cao trong quân đội và Nhà nước đến dự, giới thiệu lên trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc gửi lẵng hoa chúc mừng…

Về nguồn gốc những chiếc Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ mà Liên Kết Việt tổ chức trao thưởng rầm rộ, Giang khai nhận nhờ một người gặp ở chùa Linh Sơn tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh làm hộ. Nhân tiện nhờ, Giang làm luôn đến 12 cái Bằng khen và 3 quyết định giả của Thủ tướng Chính phủ cho Công ty Liên Kết Việt, Công ty BQP và 10 cá nhân của Công ty.   

Lê Xuân Giang đã ký hợp đồng bán hàng và yêu cầu khách hàng nộp tiền, ban hành các chương trình trả thưởng, khuyến mại theo tỉ lệ trên 65% tổng doanh thu (theo quy định của Bộ Công thương là 40%). 

Với vỏ bọc Bộ Quốc Phòng hoành tráng và chiêu trò chi trả tiền hoa hồng siêu cao như trên, từ tháng 3-2014 đến tháng 11-2015, Lê Xuân Giang và đồng phạm đã mở rộng mạng lưới phát triển 34 chi nhánh, văn phòng, đại lý tại 27 tỉnh thành, lôi kéo 66.880 người tham gia ký hợp đồng với tổng số tiền hơn 2.091 tỉ đồng.

Trong số tiền thu được, Giang đã chi cho các NPP, chi hoạt động của công ty tổng số tiền hơn 1.113 tỉ đồng. Như vậy, các bị can đã sử dụng số tiền còn lại và phải chịu trách nhiệm là hơn 978 tỷ đồng.

Cá nhân Lê Xuân Giang phải chịu trách nhiệm hơn 871 tỉ đồng (bản thân Giang khai cũng không nhớ hết chi tiêu khoản gì vì không biết hồ sơ, sổ sách kế toán thế nào); Nguyễn Thị Thuỷ hưởng lợi cá nhân 36,4 tỉ đồng; Lê Văn Tú hưởng lợi 61,9 tỉ đồng; Trịnh Xuân Sáng hưởng lợi 15,4 tỉ đồng; Lê Thanh Sơn hưởng gần 8 tỉ đồng; Vũ Thị Hồng Dung và Nguyễn Xuân Trường mỗi bị can hưởng lợi hơn 4 tỉ đồng.

Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an và Công an 49 tỉnh thành phố đã tiến hành lấy lời khai của 9.100 người khách hàng của công ty Liên kết Việt, về cơ bản những người này đều khai báo được bạn bè rủ rê họ đã đến chi nhánh các văn phòng đại diện, đại lý để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty đa cấp Liên kết Việt. 

Số người này đã mua 63.173 mã sản phẩm với số tiền đã nộp là hơn 747 tỷ đồng, trừ đi số hoa hồng và hàng hóa họ đã được nhận thì hiện họ vẫn bị thiệt hại hơn 423 tỷ đồng. 

Trong khi đó, đến nay cơ quan CSĐT- Bộ Công an chỉ tạm giữ được gần 148 tỷ đồng của Lê Xuân Giang (chưa tính tài sản kê biên). Như vậy, khả năng người bị hại được hoàn trả toàn bộ số tiền bị thiệt hại là không thể.

Đây là bài học chung cho những người nhẹ dạ, cả tin, lao vào trò kinh doanh đa cấp mà không hiểu được rằng, cần cảnh giác trước những “miếng phomat trong bẫy chuột”.

T.Hòa - Minh Mẫn

Báo CAND số 7184, phát hành ngày 29/3/2025 vừa qua có đăng bài viết “Cần hỗ trợ người dân vạn đò sông Hương an cư” phản ánh sự việc: 16 năm trước, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện di dời gần 1.000 hộ dân vạn đò trên sông Hương lên bờ tái định cư...

Bình yên, no đủ, người dân được tự do tham gia các hoạt động tôn giáo là những điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất với ông Siu Dok – một mục sư gốc Việt trong chuyến về thăm quê hương tại xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

Phái đoàn Hamas hôm 14/4 rời Thủ đô Cairo (Ai Cập) sau các cuộc đàm phán với những nhà trung gian từ Ai Cập và Qatar - hai nước đã hợp tác cùng Mỹ thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Gaza hồi tháng 1. Trước đó, thành viên cấp cao của lực lượng này đã nêu lên điều kiện thả toàn bộ con tin Israel. 

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文