Cái giá phải trả của tên khủng bố Võ Văn Đức

14:23 29/04/2007

Ngày 9/4/2007, Tòa Hình sự Bangkok (Thái Lan) đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử tên Võ Văn Đức liên quan đến âm mưu và hoạt động khủng bố Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) vào tháng 6/2001. Phiên tòa tiếp theo dự kiến mở vào ngày 30/4/2007.

Võ Văn Đức, còn có các tên gọi khác là Nguyễn Nha Trang, Đỗ Đức  Văn hoặc Nguyễn Vĩnh Tân, sinh ngày 20/12/1959, tại tỉnh Mỹ Tho (cũ). Năm 1978, Võ Văn Đức vượt biên và định cư tại bang California (Mỹ). Năm 1981, Võ Văn Đức lấy vợ và thuê một căn nhà chung cư tại E1 Monte (California) để sinh sống.

Trong thời gian chung sống với vợ, Võ Văn Đức đã bị lực lượng Cảnh sát bang California điều tra vì tội đánh vợ vào năm 1987. Sau đó, Võ Văn Đức đã gia nhập mạng lưới khủng bố “Chính phủ Việt Nam tự do” (ở Mỹ) do Nguyễn Hữu Chánh cầm đầu.

Nguyễn Hữu Chánh đã “bổ nhiệm” Võ Văn Đức làm “chỉ huy trưởng biệt đội Đinh Bộ Lĩnh”, thuộc cái gọi là “Biệt đoàn nghĩa quân dân tộc, cơ sở tam biên Đông Dương”, kiêm chức “Ủy viên trung ương Liên đảng Việt Nam tự do” và “Ủy viên trung ương ban chấp hành chính phủ Việt Nam tự do”.

Cần nhắc lại rằng, với các hoạt động đánh bom khủng bố từ năm 2000 của mạng lưới khủng bố “Chính phủ Việt Nam tự do”, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã đưa nhóm khủng bố do Võ Văn Đức chỉ huy tại Philippines vào danh sách 10 tổ chức khủng bố quốc tế hoạt động tại khu vực Đông Nam Á và có nguồn tin cho rằng Võ Văn Đức quan hệ mật thiết với nhóm khủng bố Abu Sayyaf và nhóm Hồi giáo ly khai MILF ở Philippines và đã được nhóm này huấn luyện về phương pháp chế tạo và đánh bom điều khiển từ xa bằng sóng điện thoại di động.

Khi Nguyễn Hữu Chánh thành lập các căn cứ huấn luyện khủng bố có mật danh như 701, 702 KC tại vùng rừng núi thuộc tỉnh Trạt, Thái Lan, Võ Văn Đức đã được Nguyễn Hữu Chánh trực tiếp giao nhiệm vụ giảng dạy, huấn luyện cách chế tạo bom, mìn cho nhân viên mạng lưới “Chính phủ Việt Nam tự do”.

Tháng 6/2001, Nguyễn Hữu Chánh (lúc này đang ở Mỹ) đã ra lệnh cho tên nhân viên mạng lưới “Chính phủ Việt Nam tự do” là Trần Anh Tuấn bí mật đi khảo sát, nắm tình hình hoạt động của Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok (Thái Lan) để tìm hiểu về cách bố trí lực lượng bảo vệ. Sau đó, Chánh lại tiếp tục ra lệnh cho Trần Anh Tuấn phải tìm cách xâm nhập vào bên trong đại sứ quán để nắm rõ tình hình và các hoạt động cụ thể. Tuấn không dám thực hiện vì sợ bị bắt và đề nghị với Chánh tìm người thay thế. Chánh đồng ý và ra lệnh cho tên Tuấn khi tìm được người thay thế phải giao nhiệm vụ đột nhập vào Đại sứ quán Việt Nam và mang theo túi xách, khi ra vờ để quên để nhằm thăm dò phản ứng của nhân viên bảo vệ và nếu thấy thuận lợi sẽ để mìn trong túi xách, rồi kích nổ từ xa bằng sóng điện thoại di động. Trần Anh Tuấn cùng Phan Nguyễn Thanh  Hiền Sỹ đã thuê một vũ nữ Thái Lan thực hiện nhiệm vụ đánh bom khủng bố, nhưng đến giờ chót người được thuê không đến điểm hẹn.

Sau sự bất thành của âm mưu trên, Chánh tiếp tục chỉ đạo các tên Võ Văn Đức, Phan Nguyễn Thanh Hiền Sỹ, Trần Anh Tuấn và Phạm Thanh Bình thực hiện việc đánh bom khủng bố. Nhận lệnh của Nguyễn Hữu Chánh, Võ Văn Đức giao cho Phan Nguyễn Thanh Hiền Sỹ đi mua thuốc nổ, dầu hỏa, phân urê và 2 điện thoại di động cùng bao gói để Võ Văn Đức trực tiếp chế tạo 2 quả bom gây nổ bằng cơ chế điều khiển từ xa qua sóng điện thoại di động. Đức chế tạo 2 quả bom, một quả chứa 3,5 kg thuốc nổ, còn quả kia chứa 4 kg, rồi cài vào đó hai chiếc điện thoại di động hiệu Nokia.

Theo kế hoạch, các tên Võ Văn Đức, Phan Nguyễn Thanh Hiền Sỹ, Trần Anh Tuấn và Phạm Thanh Bình tìm thuê một chiếc xe taxi đến khu vực Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Bangkok vào đêm 19/6/2001, để nắm bắt tình hình, chờ khi trời sáng (lúc này vào khoảng 4h30), Phan Nguyễn Thanh Hiền Sỹ sẽ trực tiếp đặt bom, còn Trần Anh Tuấn và Phan Thanh Bình làm nhiệm vụ hướng dẫn và cảnh giới. Võ Văn Đức ẩn nấp trong một quán càphê đối diện Đại sứ quán Việt Nam quan sát.

Khi đến gần khu vực Đại sứ quán Việt Nam, Phan Nguyễn Thanh Hiền Sỹ đã lấy quả bom từ chiếc balô được ngụy trang trong một túi nylon, đặt xuống hàng rào Đại sứ quán Việt Nam còn quả bom kia, hắn bỏ xuống một gốc cây gần đấy sau đó hắn rút đi, Võ Văn Đức mở máy điện thoại để kích nổ 2 quả bom.--PageBreak--

Tuy nhiên, do việc lắp bộ phận kích nổ không đúng, nên khi điện thoại di động phát sóng, cả hai quả bom không nổ. Lực lượng Cảnh sát Vương quốc Thái Lan đã có mặt tại hiện trường và hoàn thành việc tháo gỡ, vô hiệu hóa 2 quả bom vào khoảng 8h sáng ngày 19/6/2001. Phan Nguyễn Thanh Hiền Sỹ, Trần Anh Tuấn và Phạm Thanh Bình đã bị Lực lượng Cảnh sát Vương quốc Thái Lan truy lùng và bắt giữ ngay sau đó.

Theo nhà chức trách Thái Lan, nếu bom nổ, sẽ giết chết tất cả những người đứng trong vòng bán kính 10 mét và sát thương những ai đứng trong vòng bán kính 60 mét. FBI kết luận: Các tên Đức, Sỹ, Tuấn và Bình đã có hành vi khủng bố “sử dụng vũ khí giết người hàng loạt”. Riêng Đức đã trốn thoát về Mỹ. Ngày 10/12/2001, Đức bị FBI bắt khẩn cấp ở thành phố Seattle, bang Washington (Mỹ) trên chuyến bay của Hãng Hàng không Alaska Airlines.

Tháng 12/2001, Võ Văn Đức bị đưa ra xét xử tại Tòa án Liên bang Mỹ đặt tại Los Angeles và bị truy tố về tội sử dụng “vũ khí giết người hàng loạt”. Sau bốn tháng bị giam giữ tại nhà tù Los Angeles, Võ Văn Đức lại tiếp tục phải ra hầu tòa để nghe thông báo về việc Chính phủ Thái Lan yêu cầu dẫn độ Võ Văn Đức sang Thái Lan để xét xử và truy tố về tội khủng bố.

Ngày 19/8/2002, Tòa án liên bang Santa Ana đã nghe điều trần để xem xét việc Thái Lan có đủ điều kiện để dẫn độ Võ Văn Đức hay không. Tuy nhiên, bên ngoài vài chục tên nhân viên mạng lưới “Chính phủ Việt Nam tự do” tại Mỹ do tên Nguyễn Hữu Chánh cầm đầu đã tổ chức “biểu tình” kêu gọi không dẫn độ Võ Văn Đức về Thái Lan.

Đại diện Thái Lan đã đề nghị Tòa đình chỉ xét xử để nghiên cứu Đạo luật Dẫn độ tội phạm của Mỹ và trình thêm tài liệu. Ngày 19/12/2002, Tòa án Liên bang tái điều trần vụ dẫn độ Võ Văn Đức, nhân viên mạng lưới “Chính phủ Việt Nam tự do” của Nguyễn Hữu Chánh tiếp tục biểu tình yêu cầu không dẫn độ Võ Văn Đức.

Tại phiên tòa, ông Daniel Goodman, phụ tá biện lý phát biểu: “Chính phủ tin rằng sự dẫn độ là hoàn toàn phù hợp với trường hợp này”. Luật sư của Võ Văn Đức đã xin hoãn xử để nghiên cứu thêm tài liệu.

Lần cuối cùng, Võ Văn Đức bị đưa ra xét xử tại Tòa án Liên bang tại Los Angeles là ngày 16/4/2004, tiếp tục xem xét có cho dẫn độ Võ Văn Đức về Thái Lan hay không. Sau khi kết thúc phiên tòa, ngày 11/7/2005, Tòa án Liên bang tại Los Angeles đã cho phép dẫn độ Võ Văn Đức về Thái Lan xét xử.

Tiếp đó, ngày 1/12/2006, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice ký quyết định cho phép dẫn độ về Thái Lan và việc dẫn độ đã được thực hiện ngay sau đó.

Ngày 30/4/2007, Tòa Hình sự Bangkok (Thái Lan) sẽ tiếp tục phiên xét xử tên Võ Văn Đức về tội khủng bố, đây là sự trả giá cho những tội ác hắn đã gây ra. Dư luận quốc tế đang đón chờ bản án nghiêm khắc của Tòa Hình sự Bangkok (Thái Lan) dành cho tên Võ Văn Đức - kẻ khủng bố liên quan đến công tác đấu tranh chống khủng bố cả ở Việt Nam, Mỹ, Philippines và Thái Lan

Thi Nga

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hết quý I/2024, thị trường bất động sản đã có thêm những tín hiệu tích cực khi sự quan tâm của người dân dành cho nhà ở đã tăng lên so với giai đoạn quý IV/2023. Theo đại diện Bộ Xây dựng, nguồn cung cũng đã tăng khi số lượng dự án hoàn thành và được cấp phép tăng lên. Tuy nhiên, nhận định về thị trường bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dù đã có những chuyển động tích cực nhưng cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn. Những bất cập, vướng mắc dù đã được nhận diện nhưng vẫn cần thời gian để tháo gỡ.

Hơn 14 năm công tác trong lực lượng Công an, trong đó có hơn 10 năm gắn bó với công tác an ninh, Thiếu tá Trần Xuân Hoàng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã vận động, giúp đỡ hàng trăm trường hợp lầm lỡ trót tin lời kẻ xấu, vượt biên trái phép, theo "Tin lành Đêga"… trở về hòa nhập với cộng đồng.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文