Cán bộ Thanh tra giao thông "sống khỏe" nhờ ăn hối lộ

09:18 09/02/2017
Đoàn Vũ Duy (nguyên Đội trưởng Đội cơ động đường bộ) sử dụng “cò”, phân công người trực tiếp nhận tiền bảo kê. Nhà xe không đưa tiền thì cho người theo dõi, phát hiện sai phạm, ép phải chi hối lộ.


Tổng số tiền mà một số cán bộ Thanh tra giao thông (TTGT) thuộc Sở GTVT Cần Thơ nhận hối lộ lên tới gần 4 tỷ đồng. Trong số 7 bị can nguyên là cán bộ TTGT vừa bị đề nghị truy tố, Đoàn Vũ Duy (39 tuổi, nguyên Đội trưởng Đội cơ động đường bộ) là người “ăn bạo” nhất khi nhận đến 2,8 tỷ đồng. Duy sử dụng “cò”, phân công người trực tiếp nhận tiền bảo kê. Nhà xe không đưa tiền thì cho người theo dõi, phát hiện sai phạm, ép phải chi hối lộ.

Số tiền mà Duy nhận hối lộ chủ yếu xảy ra trong giai đoạn làm Đội trưởng Đội cơ động đường bộ, với quyền hành được kiểm tra phường tiện giao thông địa bàn toàn thành phố. 

Duy sử dụng “cò” Nguyễn Văn Cần và bạn học là Trần Tường An (cùng bị đề nghị truy tố về hành vi nhận hối lộ) tổ chức theo dõi nhà xe, nhận hối lộ. Cần làm lơ xe từ Bắc tới Nam nên quen biết và tiếp xúc với nhiều người trong lực lượng TTGT, trợ giúp đắc lực cho Duy. An được thuê mở tài khoản nhận tiền từ các nhà xe chuyển đến hoặc nhận tiền mặt từ Cần đưa cho Duy. Các nhà xe phản ánh, Cần thường xuyên đi tuần tra cùng với Duy, sinh hoạt cùng tổ tuần tra nên lầm tưởng là cán bộ TTGT.

Thanh tra giao thông có nhiều “quyền lực mềm” dễ dẫn đến tiêu cực.

Khi Duy kiểm tra phương tiện, có lúc trực tiếp thoả thuận với nhà xe nhận tiền hoặc chỉ đạo Cần và An thu thập số điện thoại rồi tự thoả thuận, làm “đại diện” nhận tiền. Nếu nhà xe nào chưa chi tiền thì liên tục bị kiểm tra, bị làm khó. Còn nhà xe nào đã chi tiền thì không bị kiểm tra hoặc có xử phạt nhưng lỗi nhẹ hơn thực tế. Nhiều nhà xe bị Duy làm tiền, ít thì vài triệu đồng, nhiều vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng, thậm chí gần 1 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp phản ánh, các phương tiện bị TTGT kiểm tra và đặt điều kiện phải chi tiền hàng tháng. Đại diện công ty phải thoả thuận với “đại diện” TTGT, chấp nhận đóng “hụi chết” để yên ổn làm ăn.

Công ty Thuận Thành Phong (có trụ sở tại tỉnh Tiền Giang) chi cho Duy tổng cộng 892 triệu đồng. Năm 2014, doanh nhiệp này hoạt động tại địa bàn Cần Thơ nhưng không qua được nhiều cầu và một số tuyến đường (bị hạn chế tải trọng) nên chung cho Duy 75 lần, với số tiền là 829 triệu đồng. Công ty Thuỷ Hồng Phát (có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh), Duy nhận hối lộ 14 lần, với tiền 297 triệu đồng. 

Ngoài việc thu tiền của các nhà xe, Cần giúp Duy đốc thúc nhà xe nộp tiền đúng hạn, đúng số lượng. Nếu nhà xe nào đóng tiền trễ, Cần thông báo cho Duy kiểm tra, ép buộc phải chi tiền. Cần sử dụng 6 tài khoản, nhận hối lộ số tiền 2,73 tỷ đồng giúp cho Duy và nhiều TTGT khác. An sử dụng 2 tài khoản và nhận tiền mặt giúp cho Duy, tổng cộng 349 triệu đồng. Thông qua Cần và An hoặc trực tiếp, Duy đã nhận hối lộ 2,8 tỷ đồng của 57 tổ chức, cá nhân. 

Để đối phó ngành chức năng, Duy còn sử dụng tài khoản “ảo” để nhận tiền, chỉ đạo Cần sử dụng tên giả giao dịch, thoả thuận nhận tiền. Duy là trường hợp phạm tội có tổ chức, là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy thực hiện tội phạm.

Đoàn Vũ Duy và Dương Minh Tâm.

Sau khi đường dây nhận hối lộ bị phanh phui, nhiều nhà xe phản ánh, khi bị TTGT kiểm tra, nếu nhà xe không sai phạm thì cũng bị xử lý các lỗi cảm tính như: bánh lốp không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, biển số không rõ, rơi vãi trên đường, đèn chiếu sáng không đảm bảo nên buộc phải chi tiền. Các nhà xe đã bị kiểm tra sẽ rơi vào danh sách chú ý của TTGT và “cò”, nếu không tự nguyện hoặc bị gợi ý chung chi nhưng không “làm luật” sẽ tiếp tục bị kiểm tra, làm khó dễ. 

Một số nhà xe không bị ép buộc chi tiền nhưng dưới áp lực bị kiểm tra, xử lý của lực lượng TTGT đã chủ động đặt vấn đề trước để chi tiền. Nhiều nhà xe không đồng ý chi tiền thì bị kiểm tra, xử lý liên tục hoặc chi tiền quá cao dẫn đến thua lỗ phải ngưng hoặc chuyển qua địa bàn khác kinh doanh.

Theo cơ quan điều tra, các tổ chức cá nhân dù chưa bị kiểm tra, nhưng với quy luật chung nhà xe kinh doanh vận tải nắm được nếu không chi tiền sẽ bị làm khó. Nhiều nhà xe đã chủ động liên hệ với TTGT chi tiền trước khi kiểm tra để không bị làm khó. Hơn nữa, việc chi tiền cho cán bộ TTGT đã có tiền lệ từ lâu. Nhà xe kinh doanh vận tải mà không chi tiền cho TTGT thì sớm hay muộn đều bị kiểm tra, xử lý, đều bị làm khó. Trừ trường hợp được gửi gắm từ những mối quan hệ đặc biệt hoặc bản thân nhà xe có nhân thân, mối quan hệ đặc biệt nào đó…

Các Đội TTGT ở ngoài trụ sở không chịu sự quản lý, giám sát thường xuyên kịp thời của lãnh đạo, các đội ở địa phương không chịu sự quản lý của chính quyền cấp huyện. Các sai phạm được cơ quan điều tra chứng minh đều tồn tại ở các đội. Những sai phạm của Dương Minh Tâm (nguyên Phó Chánh Thanh tra) cũng chủ yếu khi công tác ở các Đội. 

Khi còn làm Đội trưởng, Đội phó tại các Đội Thới Lai, Cái Răng và Ninh Kiều, Tâm sử dụng tài khoản của người khác nhận tiền của các nhà xe hoặc trực tiếp nhận tiền mặt. Tâm cho phép cấp dưới làm luật nhận tiền của các nhà xe để tiêu xài cá nhân và ăn nhậu. Tổng số tiền mà Tâm nhận là 411 triệu đồng của 13 tổ chức cá nhân. Tâm chỉ đạo cho Minh nhận tiền giúp mình và Đoàn Vũ Duy...

Nhận hối lộ để “chạy” lên chức

Quá trình điều tra, Tâm còn khai sử dụng tiền nhận hối lộ của các nhà xe, chi cho ông Trương Văn Phúc (Chánh Thanh tra, nay đã chuyển công tác) 370 triệu đồng để được bổ nhiệm, luân chuyển các bộ vào vị trí cao hơn. Võ Hoàng Anh khai đưa cho ông Trương Văn Phúc (Chánh Thanh tra) 350 triệu đồng để được bổ nhiệm vị trí cao hơn nhưng không có biên nhận. Qua đối chất, ông Phúc cũng không thừa nhận đã nhận tiền. 

Theo cơ quan điều tra, cán bộ TTGT nhận tiền rất lớn thông qua “cò” hoặc nhận trực tiếp hoặc qua trung gian, qua tài khoản của cán bộ thanh tra trực tiếp đứng tên hoặc người khác đứng tên. Có trường hợp cán bộ TTGT nhận tiền hàng tháng, nhận tiền theo chuyến xe, nhận tiền để không cân xe, không kiểm tra xe… Khi nhà xe nộp tiền chuyển vào tài khoản, “cò” trực tiếp rút tiền mặt hoặc chuyển lòng vòng rồi rút tiền đưa cho cán bộ thanh tra giao thông hoặc trực tiếp cán bộ thanh tra giao thông sử dụng tài khoản, trực tiếp rút tiền.

Văn Vĩnh

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文