Cần cảnh giác với những thông tin bịa đặt trên mạng xã hội
Phát hiện sự việc, một công nhân đã báo Công an huyện Thủy Nguyên, bắt giữ được 3 đối tượng”. Kèm thông tin trên là hình ảnh một cháu bé mặc áo đồng phục học sinh đang nằm trên giường, phần mặt và chân tay bị bọc kín bằng túi nilon...
Thông tin trên đã được nhiều tài khoản cá nhân trên mạng xã hội bình luận, chia sẻ làm không ít người hoang mang, lo lắng.
Hình ảnh “Bé trai bị bắt cóc” đăng trên mạng xã hội. |
Ngay khi tiếp nhận thông tin trên, Công an huyện Thuỷ Nguyên đã khẩn trương tiến hành kiểm tra, xác minh. Kết quả cho thấy, không có việc bé trai bị “bắt cóc nhốt trong hẻm nhỏ” như nội dung đăng trên mạng xã hội.
Theo tìm hiểu, thông tin trên xuất phát từ trò đùa của một nhóm học sinh tự quấn nilon rồi chụp ảnh. Sau đó, hình ảnh được một số trang cá nhân bán hàng Online thêm thắt vào rồi đăng tải trên mạng xã hội. "Đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt", Đại tá Lê Văn Dương khẳng định.
Thời gian gần đây, rất nhiều thông tin về các vụ việc nghiêm trọng được lan truyền trên mạng xã hội. Những thông tin này không được kiểm chứng hoặc do ai đó bịa đặt nhằm mục đích “câu like”... khiến dư luận hoang mang. Do đó, người dùng mạng xã hội cần hết sức thận trọng, cân nhắc trước khi chia sẻ những thông tin không có cơ sở, tránh rơi vào bẫy của những kẻ chuyên dùng mạng xã hội vào những mục đích cá nhân, không lành mạnh.