Cảnh báo người dân về thủ đoạn lừa đảo mới

14:19 20/03/2017
Thời gian gần đây, nhiều đối tượng sử dụng điện thoại gọi cho một số cán bộ ngân hàng, người dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giả danh là lãnh đạo UBND tỉnh và cán bộ Công an... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây bức xúc trong dư luận. 

Theo điều tra ban đầu, lúc 10h, ngày 15-2, một đối tượng sử dụng số điện thoại 0906.xxx.xxx gọi trực tiếp vào điện thoại di động của Phó Giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh Kiên Giang, xưng là lãnh đạo UBND Kiên Giang. Sau đó, vị “lãnh đạo” này hỏi mượn Phó Giám đốc ngân hàng 10 triệu đồng để chuyển vào tài khoản ngân hàng của đứa cháu ở TP Hồ Chí Minh vì lý do bận họp ở huyện. 

Cùng kịch bản trên, ngày 24-2, một đối tượng gọi nhiều lần vào điện thoại di động của anh P.Đ.K, trưởng phòng giao dịch của một ngân hàng ở huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) hỏi mượn anh K. 10 triệu đồng để chuyển vào tài khoản của đứa cháu đang bị tai nạn giao thông ở tỉnh Bình Dương… Tương tự, các đối tượng sử dụng điện thoại gọi đến nhiều cán bộ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với chiêu thức như trên, nhưng chưa thành, vì các cán bộ ngân hàng có tinh thần cảnh giác cao.

Nhiều người dân nhẹ dạ đã sập bẫy bọn lừa đảo qua điện thoại (ảnh minh họa) 

Không lừa được cán bộ ngân hàng, các đối tượng lừa đảo chuyển sang người dân nhẹ dạ cả tin. Cụ thể, bà T.T.H. (ngụ phường Vĩnh Bảo, TP. Rạch Giá) bị mất 1 tỷ đồng vì tin lời các đối tượng lừa đảo. Theo đó, lúc 8h20, ngày 3-3, một đối tượng gọi vào điện thoại của bà H., tự xưng là “Đại tá Công an” ở Trung ương, thuộc cơ quan phòng chống ma túy đặc biệt (!?). 

Trong lúc nói chuyện, người này cho biết, cơ quan Công an đã bắt được 3 đối tượng buôn bán ma túy đá, những đối tượng này khai đã chuyển vào tài khoản ngân hàng của bà H. trên 100 tỷ đồng và đã rút ra. Hiện tài khoản của bà H. còn khoảng 3,2 tỷ đồng. Là người quanh năm buôn bán tại nhà, khi nghe một “Đạ tá Công an” nói vậy, bà H. liền thật thà cho biết, hiện tài khoản ở ngân hàng X.Y.Z chỉ có 500 triệu đồng, chứ không phải 3,2 tỷ như lời của vị “cán bộ Công an” nói. 

Sau đó, vị “cán bộ điều tra” này yêu cầu bà H. phối hợp cơ quan Công an để bắt những cán bộ ngân hàng tiết lộ “bí mật” tài khoản của khách hàng. Đồng thời, yêu cầu bà H. rút ngay 500 triệu đồng chuyển vào một tài khoản “bí mật” của cơ quan Công an. Trước khi kết thúc cuộc gọi, vị “Đại tá” không quên hăm dọa, nếu bà H. tiết lộ sẽ bị bắt ngay lập tức.

Sau đó, đối tượng tiếp tục trao đổi qua điện thoại với bà H. là đang tiến hành bắt cán bộ ngân hàng và hỏi bà H. có mở tài khoản ở ngân hàng khác không. Tưởng thật, bà H. trả lời có mở 1 sổ tiết kiệm 650 triệu đồng tại ngân hàng D, chi nhánh Kiên Giang. Đối tượng tiếp tục yêu cầu bà H. rút số tiền tiết kiệm và chuyển vào tài khoản “bí mật” để phục vụ điều tra. Với kịch bản này, chỉ trong vài giờ, bà H bị lừa mất 1 tỷ đồng. 

Tương tự, ngày 6-3, đối tượng gọi vào điện thoại của chị G.M.T (ngụ phường Vĩnh Bảo, TP Rạch Giá) và hù dọa đang làm lệnh bắt chị T. trong vòng 24 giờ vì chị có một tài khoản ngân hàng liên quan đến đường dây mua bán ma túy “khủng”. Đối tượng tung ra những lời lẽ “như thật”, khiến chị T. chuyển 500 triệu từ tài khoản ngân hàng của mình vào tài khoản của đối tượng để “phục vụ công tác phá án”. 

Đến 14h cùng ngày, đối tượng tiếp tục yêu cầu chị T. chuyển thêm 500 triệu đồng, nhưng chị T. đã kịp đến cơ quan Công an trình báo. Ngoài các nạn nhân trên, một số nạn nhân khác như chị T.N.T (46 tuổi, ngụ phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá) bị lừa mất 39 triệu đồng; chị L.T.H (48 tuổi, ngụ phường Vĩnh Bảo, TP Rạch Giá) bị lừa mất trên 200 triệu đồng…

Công an tỉnh Kiên Giang cảnh báo người dân hết sức cảnh giác trước các cuộc gọi giả danh cán bộ điều tra, lãnh đạo UBND tỉnh... để lừa đảo (ảnh minh họa)

Trước tình hình trên, Công an tỉnh Kiên Giang đề nghị người dân khi nhận bất cứ cuộc điện thoại nào với người tự xưng là Công an, cán bộ điều tra, hoặc lãnh đạo UBND tỉnh… cần cảnh giác, bình tĩnh, tỉnh táo yêu cầu người đó cung cấp đầy đủ thông tin về cấp bậc, chức vụ, đơn vị, nơi công tác, nội dung làm việc. 

Nếu mời làm việc phải nêu rõ thời gian, địa điểm trụ sở rõ ràng, đồng thời phải có giấy mời. Đối với các cuộc gọi có biểu hiện nghi vấn, người dân kịp thời báo ngay cho lực lượng Công an phường, xã nơi cư trú để góp phần đảm bảo tình hình ANTT trên địa bàn. 

Đồng thời Công an TP Rạch Giá thông báo những ai là nạn nhân của bọn lừa đảo trên, xin liên hệ Đội CSĐTTP về TTXH Công an TP Rạch Giá (số 4 Mậu Thân, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá; điện thoại 0773.862040), để cung cấp thêm thông tin. 

Đ.Văn - V.Thanh

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

Phòng, phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo BĐBP Hà Tĩnh, Phòng Cảnh sát kinh tế Công An tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Chi cục Hải Quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bắt giữ 1 đối tượng vận chuyển trái phép 212 kg pháo hoa qua biên giới.

Trưa 16/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ liên quan triệt phá đường dây vận chuyển 58 kg ma túy.

Chủ đề thảo luận của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) là vấn đề tiền bạc. Ai sẽ chi trả cho các nước đang phát triển để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu?

Dù 930 căn hộ đã được bàn giao cho cư dân từ năm 2019, nhưng đến tháng 5/2023 chủ đầu tư chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức là Công ty CP BĐS Hiệp Phú Land (HPL) mới có văn bản đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành liên quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho cư dân. Tình trạng này khiến người mua nhà phản ứng gay gắt về việc chậm được cấp sổ hồng…

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" năm 2024 đã diễn ra vào sáng ngày 16/11. Đây là giải thưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.

Thời gian qua, chính quyền địa phương, các ban ngành, nhất là Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện đã vận dụng tối đa nguồn lực, trở thành điểm tựa, hỗ trợ cho những người từng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, lao động vươn lên trong cuộc sống…

Xung đột Israel-Palestine từ lâu đã trở thành tâm điểm trong quan hệ quốc tế, với giải pháp hai nhà nước được nhiều người coi là chìa khóa để đạt được hòa bình lâu dài. Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh và đau thương, phần lớn người Palestine đã mất niềm tin vào giải pháp này, cho rằng đó là một giấc mơ không thể thành hiện thực.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文