Cảnh giác với thủ đoạn lừa đổi đôla, vàng miếng ở vùng nông thôn

10:21 16/08/2017
Kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện bị 3 thanh niên lừa lấy hết 1,6 lượng vàng và hơn 3 triệu đồng tiền mặt. Vợ chồng bà Phạm Thị H. (ấp 5, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) vẫn chưa hết bàng hoàng và buồn rầu. 

Bà H. nhớ lại, cách nay gần một tháng (vào ngày 21-7 – PV), 2 vợ chồng bà chạy xe máy từ nhà đi chợ Kinh Cùng (thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp) để mua thức ăn như thường lệ. Trên đường đi có ghé đổ xăng, khi quay xe ra để tiếp tục di chuyển đến chợ thì có 2 thanh niên đi xe gắn máy, ăn mặc lịch sự, mang giày tây đến hỏi đường đến một ngôi chùa trên địa bàn. 

Sau khi chỉ đường, 2 thanh niên trên tiếp tục hỏi thăm chỗ đổi tiền đôla. Lúc này, vợ chồng bà H. nửa tin nửa ngờ, nhưng lại có thêm một người đàn ông chạy đến bắt chuyện và tự giới thiệu là xe ôm đang dẫn 2 người “Việt kiều” này đi đổi tiền đô sang tiền Việt để nhận bồi dưỡng. 

Thấy vậy, 2 vợ chồng bà H. dẫn đường ra tiệm vàng ở chợ, nhưng khi đi đến đoạn đường vắng thì 2 vợ chồng bà H. bị các đối tượng sử dụng “lời ngon tiếng ngọt” nên đã đồng ý lột sạch trang sức đeo trên người, gồm: 4 chiếc nhẫn, 1 tấm lắc (tổng trị giá 1,6 lượng vàng) và 3 triệu đồng tiền mặt, để đổi lấy 2 thẻ “vàng miếng 9999”. 

2 miếng “vàng 9999” mà bà H. đã bỏ ra 1,6 lượng vàng và hơn 3 triệu đồng tiền mặt để đổi lấy.

Để tránh bị truy đuổi, khi thực hiện xong thủ đoạn lừa đảo của mình, các đối tượng còn lấy chìa khóa xe của nạn nhân, sau đó mới tẩu thoát. Khi chúng tôi, đặt câu hỏi vì sao lại dễ dàng bị đánh lừa, trong khi vừa nhìn là đã biết 2 thẻ “vàng 9999” là giả? 

Bà H. tránh né, trả lời: “Chắc tại vợ chồng tôi bị bọn chúng sử dụng “bùa nghe” để làm thần kinh mê muội và làm theo những gì chúng nói (!)”.

Để dễ dàng thực hiện hành vi lừa đảo mà không bị cảnh giác, các đối tượng thường tìm vào khu vực các chợ và đi theo nhóm với vẻ bề ngoài sang trọng và cần đổi tiền gấp đôla thành tiền Việt để sử dụng. Sau đó, chúng dùng lời lẽ ngon ngọt và món tiền chênh lệnh lớn để “câu mồi”, đồng thời tìm cách đưa “con mồi” đến những địa điểm vắng người để thực hiện hành vi lừa đảo. 

Bà G. (huyện Phụng Hiệp) cho biết: “ Cách nay mấy tháng, tôi đi chợ Rạch Gòi (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang). Khi vừa mới ghé xuống sạp trái cây, thì có một nam và một nữ đi trên chiếc xe gắn máy đến gần và hỏi: Cô ơi có biết chỗ nào đổi tiền đô không. Ở đây có tiệm vàng có đổi nhưng ép giá quá (!). Do được lực lượng Công an xã, ấp thường xuyên cảnh báo về nhiều trường hợp bị lừa gạt, cũng giống thủ đoạn trên, nên tôi cảnh giác bỏ đi, thành ra “thoát nạn””.

Thiếu tá Lê Ngọc Thành – Phó trưởng Công an huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) cho biết: “Thời gian gần đây, lực lượng Công an có nhận được tin báo của người dân về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức đổi đôla và vàng. Theo thông tin ban đầu, các đối tượng có khả năng là người ngoài địa phương đến thực hiện hành vi phạm tội và lập tức tẩu thoát khỏi địa phương. Các đối tượng lợi dụng vào lòng tham và sự chủ quan của người dân. Còn việc sử dụng bùa, ngải là thông tin không chính xác".

Hiện lực lượng Công an huyện, xã và cơ sở đã và đang tăng cường công tác tuyên truyền về các thủ đoạn, hình thức lừa đảo đến nhân dân nhằm giúp bà con tăng tính cảnh giác và đề phòng. Đồng thời, tăng cường tuần tra kiểm soát trên địa bàn để nắm tình hình, thông tin về các đối tượng lạ mặt xuất hiện trên địa bàn.

Trần Lĩnh

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文