Con nghiện đóng giả bác sĩ để lừa đảo người nhà bệnh nhân
- Nữ nhân viên công ty luật giả danh đại tá quân đội
- Giả danh nhà báo đi hù dọa doanh nghiệp
- Giả danh Công an lừa chạy việc chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng
- Giả danh lãnh đạo công ty xổ số lừa đảo hơn 20 tỉ đồng
Trước đó, vào sáng 13-3, tại khu vực cấp cứu Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) xảy ra một vụ lừa đảo. Nạn nhân là anh N, quê ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Anh N đưa con trai bị tai nạn gãy chân lên Bệnh viện Việt Đức cấp cứu, trong khi chờ làm thủ tục nhập viện thì có một người đàn ông mặc blu trắng, đeo khẩu trang, đầu đội mũ chụp y tế tới, tự xưng là bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Việt Đức.
Sau một hồi hỏi han anh N, người đàn ông này nói: Nếu muốn làm thủ tục nhập viện và mổ nhanh cho con thì đưa cho anh ta 16 triệu đồng, anh ta sẽ lo liệu giúp.
Đối tượng Điềm và và bộ y phục sử dụng để giả danh bác sĩ. |
Tin tưởng người đàn ông này là bác sĩ trong bệnh viện, anh N đã huy động tiền từ người nhà đi cùng để đưa đủ số tiền. Ngoài số tiền theo yêu cầu, người đàn ông còn cầm cả thẻ bảo hiểm y tế của con anh N, nói là "đi làm thủ tục"...
Đợi mãi, không thấy người đàn ông tự xưng là bác sĩ quay lại, lúc này anh N mới biết mình đã bị lừa.
Ngay sau khi nhận được thông tin và trích xuất camera an ninh trong bệnh viện, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã xác định, đối tượng giả danh bác sĩ để lừa tiền của anh N chính là Nguyễn Văn Điềm.
Đây là đối tượng nghiện ma túy, đã có 1 tiền án về tội trộm cắp tài sản và 2 tiền sự bị đưa đi cai nghiện bắt buộc. Sau khi trở về địa phương, Điềm vẫn chứng nào tật ấy, tiếp tục nghiện hút.
Để có tiền hút hít, hằng ngày, Điềm đi lang thang khắp nơi tìm sơ hở để trộm cắp và lừa đảo. Hôm đó, khi từ nhà đi qua khu vực Bệnh viện huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Điềm thấy trong sân bệnh viện, có một bộ blu trắng đang phơi.
Điềm nẩy ý định sẽ đóng giả bác sĩ để lừa đảo nên đã vào bệnh viện huyện lấy trộm bộ blu này, rồi tiếp tục tới một hiệu thuốc tây mua 1 khẩu trang y tế và 2 mũ chụp y tế màu xanh. Sau khi đã có đủ "đồ nghề", Điềm đi xe buýt tới Bệnh viện Việt Đức, rồi thay quần áo giả danh là bác sĩ, đi vào bệnh viện. Sau một hồi quan sát, tìm "con mồi", Điềm đã tiếp cận anh N và thực hiện vụ lừa đảo nêu trên.
Số tiền lừa đảo được của anh N, Điềm đã chi tiêu cá nhân và hút hít ma túy; còn thẻ bảo hiểm y tế của con anh N, Điềm đã vứt bỏ, trong khi bệnh nhân thì rất cần thẻ để thực hiện các thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí.
Qua vụ án này, lại một lần nữa nhắc nhở về công tác an ninh trong bệnh viện; lực lượng bảo vệ, thông qua việc quan sát camera an ninh, cần chủ động phát hiện những đối tượng lạ, nghi vấn để có biện pháp phòng ngừa. Đồng thời, cũng nhắc nhở bà con khi đến khám, chữa bệnh chớ tin và nghe theo lời của những đối tượng không quen biết, kẻo "tiền mất, tật mang".