Xét xử Trịnh Xuân Thanh trong vụ án tham ô tài sản tại PVP Land

10:17 24/01/2018
Ngày 24-1, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land).

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh (52 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam-PVC) tiếp tục hầu toà trong vụ án này với tội danh bị truy tố là tham ô tài sản. 

Phiên toà xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm là phiên toà  thứ 2, TAND TP Hà Nội áp dụng mô hình phòng xử mới theo Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28-7-2017 của TAND tối cao quy định về phòng xử án, có hiệu lực từ ngày 1-1-2018.

Đại diện Viện kiểm sát công bố cáo trạng.
Hội đồng xét xử.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Tại phiên xử này, HĐXX triệu tập 3 điều tra viên điều tra vụ án này. Việc triệu tập điều tra viên thực hiện theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 

Theo danh sách triệu tập của HĐXX thì trong ngày đầu xét xử, vắng mặt 1 điều tra viên, vắng mặt 1 luật sư bào chữa và vắng mặt một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan. 

Bị cáo Lê Hòa Bình (SN 1954, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty cổ phần Minh Ngân) có đơn xin xử vắng mặt vì lý do sức khoẻ.

Bị cáo Duy.
Bị cáo Hương.

Trước đó, tháng 3-2017, TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Bình tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Được HĐXX hỏi quan điểm, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố cho biết, trong quá trình điều tra đã có lời khai của bị cáo Bình và lời khai của một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Việc vắng mặt của bị cáo Bình cùng một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan không ảnh hưởng đến quá trình xét xử.

Từ quan điểm đó, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tiếp tục phiên toà. Các luật sư bào chữa không có ýn kiến gì về sự vắng mặt của những thành phần trên.

Nhận thấy đề nghị của đại diện Viện kiểm sát phù hợp quy định của pháp luật, HĐXX quyết định tiếp tục phiên toà. “Trong quá trình xét xử, nếu thấy cần thiết thì HĐXX tiếp tục triệu tập bị cáo Bình và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan”, Chủ toạ nêu rõ.

Bị cáo Thắng.
Bị cáo Thoa.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, từ cuối năm 2009 đến đầu năm 2010, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có chủ trương chuyển tất cả các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản về cho Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) quản lý, theo một đầu mối.

Thời điểm này, Lê Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 muốn mua dự án Nam Đàn Plaza do PVP Land chiếm 50,5% vốn. 

Thông qua môi giới của Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, ngày 27-3-2010, Bình cùng với 5 cổ đông của Công ty cổ phần dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương ký hợp đồng đặt cọc mua 24 triệu cổ phần với giá hơn 20.000 đồng một cổ phần. Tổng giá trị hợp đồng gần 500 tỷ đồng. 

Để mua tiếp số cổ phần còn lại, Thái Kiều Hương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vietsan-Công ty cổ đông của Công ty Xuyên Thái Bình Dương nhờ Đinh Mạnh Thắng kết nối gặp Trịnh Xuân Thanh đề nghị cho PVP Land thoái vốn tại dự án Nam Đàn Plaza. Trịnh Xuân Thanh đồng ý, chỉ đạo Đào Duy Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVP Land đứng ra thu xếp việc mua bán. 

Thực hiện sự chỉ đạo, bị cáo Phong đã ký tờ trình gửi PVC phê duyệt phương án bán hơn 12 triệu cổ phần với giá 13.578 đồng một cổ phần, tương đương giá 34 triệu đồng một m² đất tại dự án Nam Đàn plaza và được Trịnh Xuân Thanh đồng ý.

Vài ngày sau đó, bị cáo Bình chuyển nhượng cổ phần với cổ đông của Công ty Xuyên Thái Bình Dương với giá 52 triệu đồng một m2 (chênh lệch 18 triệu đồng một m²), tổng số tiền chênh lệch hơn 87 tỷ đồng. Sau khi bị cáo Bình thanh toán 50% giá trị hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, Hương đã yêu cầu đưa 14 tỷ đồng để "lại quả" cho Thanh.

Ngoài ra, Bình còn chuyển cho bị cáo Phong 10 tỷ đồng, Đặng Sỹ Hùng, Trưởng phòng Kinh tế PVP Land 20 tỷ đồng, Thắng nhận 5 tỷ đồng. Tổng số các bị can đã nhận 49 tỷ đồng là khoản tiền chênh lệch mua cổ phần của PVP Land, trong đó Trịnh Xuân Thanh là người có vai trò quyết định việc cho chuyển nhượng hơn 12 triệu cổ phần nói trên, chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc chuyển nhượng với giá thấp hơn thực tế để hưởng tiền chênh lệch. 

Quá trình điều tra, do bị can Đặng Sỹ Hùng đã chết nên Viện KSND tối cao đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can này. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh có 6 luật sư đăng ký tham gia bào chữa. TAND TP Hà Nội ra quyết định triệu tập 10 người làm chứng, 3 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 6-2.

7 đồng phạm của Trịnh Xuân Thanh gồm: Đào Duy Phong (60 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVP Land), Nguyễn Ngọc Sinh (46 tuổi, cựu Tổng Giám đốc PVP Land), Đinh Mạnh Thắng (56 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà), Thái Kiều Hương (45 tuổi, cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Vietsan), Lê Hòa Bình (63 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty cổ phần Minh Ngân), Nguyễn Thị Kim Thoa (53 tuổi, cựu Kế toán trưởng Công ty cổ phần Xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty cổ phần Minh Ngân) và Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (46 tuổi, trú tại phường 10, quận 3, TP Hồ Chí Minh, làm nghề kinh doanh tự do). 
Nguyễn Hưng

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文