Cựu lãnh đạo Ban Quản lý dự án Nghi Sơn lập quỹ trái phép hàng chục tỷ đồng

14:07 29/09/2020
Sáng 29/9, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án lập quỹ trái phép xảy ra tại Ban Quản lý dự án Công trình liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam-PVN (viết tắt là Ban Quản lý dự án Nghi Sơn).

Cơ quan tố tụng xác định, nhóm cựu lãnh đạo Ban Quản lý dự án Nghi Sơn và cấp dưới đã câu kết với nhau lập quỹ trái phép, để ngoài sổ sách số tiền hơn 39 tỷ đồng. 

Ba bị cáo hầu toà gồm: Trần Khắc Hiệp (SN 1957, trú tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội), cựu Trưởng Ban Quản lý dự án Nghi Sơn; Lê Xuân Hoàng (SN 1962, trú tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), cựu Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài chính kế toán, Ban Quản lý dự án Nghi Sơn; Nguyễn Mạnh Tấn (SN 1981, trú tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội), cựu nhân viên Phòng Tài chính kế toán, Ban Quản lý dự án Nghi Sơn. Cả ba bị cáo đều bị truy tố về tội lập quỹ trái phép, quy định tại Điều 205 BLHS năm 2015.

Ba bị cáo (hàng trên) tại phiên xử.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, từ năm 2010-2015, lợi dụng chức vụ Trưởng ban Quản lý dự án Nghi Sơn, được PVN ủy quyền đàm phán, ký, thực hiện hợp đồng với Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn nên sau khi nhận được tiền thanh toán cho hợp đồng san lấp mặt bằng hoàn thiện và hợp đồng nạo vét công trình biển gói BoQ2, Tôn Anh Thi (cựu Trưởng ban Quản lý dự án Nghi Sơn) và bị cáo Trần Khắc Hiệp đã bàn bạc, thống nhất với Lê Xuân Hoàng sử dụng tổng số 1.600 tỷ đồng nguồn tiền này và 50 tỷ đồng từ nguồn do PVN cấp để gửi tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Chi nhánh Thanh Hóa và Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), Chi nhánh Thanh Hóa trong thời gian từ một tuần đến một tháng, lấy chênh lệch lãi suất có kỳ hạn với lãi suất không kỳ hạn tổng cộng hơn 20 tỷ đồng để ngoài sổ sách kế toán để sử dụng, chi tiêu gây thiệt hại cho PVN.

Trong số ba bị cáo bị truy tố, Viện kiểm sát xác định, bị cáo Hiệp đã có hành vi ký 66 hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với MB Chi nhánh Thanh Hóa và 13 văn bản thỏa thuận gửi tiền với OceanBank Chi nhánh Thanh Hóa, tổng số tiền gửi ghi trên hợp đồng là 1.600 tỷ đồng, tiền lãi phát sinh là 19,2 tỷ đồng, để ngoài hệ thống sổ sách, kế toán để sử dụng, chi tiêu gây thiệt hại cho PVN.

Trước khi vụ án được khởi tố, bị cáo Hiệp đã nộp 7,4 tỷ đồng vào tài khoản của PVN để khắc phục một phần hậu quả. Bị cáo Hoàng được xác định đã có hành vi bàn bạc, thống nhất với bị cáo Hiệp sử dụng 1.550 tỷ đồng do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn thanh toán và 50 tỷ đồng do PVN cấp để gửi có kỳ hạn tại MB Chi nhánh Thanh Hóa và OceanBank Chi nhánh Thanh Hóa lấy tổng số tiền lãi là hơn 19,2 tỷ đồng để sử dụng, chi tiêu gây thiệt hại cho PVN.

Đối với bị cáo Tấn có nhiệm vụ theo dõi kế toán các khoản lãi phát sinh từ nguồn tiền gửi, nhưng đã không thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao mà thực hiện theo sự chỉ đạo của bị cáo Hiệp và bị cáo Hoàng, khi nhận tổng số tiền lãi 6 tỷ đồng, không hạch toán, để ngoài hệ thống sổ sách để chi tiêu gây thiệt hại cho PVN.

Viện kiểm sát xác định, trong vụ án này, bị can Tôn Anh Thi (cựu Trưởng ban Quản lý dự án Nghi Sơn) đã phạm tội “Lập quỹ trái phép”.

Tuy nhiên, do bị can Thi đã trích một phần tiền lãi đã thu được sử dụng vào các hoạt động xã hội của Ban Quản lý dự án Nghi Sơn, ngoài ra, toàn bộ số tiền lãi phát sinh từ 15 hợp đồng gửi tiền do bị can Thi ký là hơn 1,1 tỷ đồng đã được bị can này chủ động khắc phục hậu quả bằng cách nộp toàn bộ vào tài khoản của PVN trước khi bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án. Do đó trong quá trình điều tra, PVN đã có văn bản gửi cơ quan tố tụng đề nghị giảm trách nhiệm hình sự cho bị can Thi.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an sau đó đã đề nghị Viện KSND tối cao xem xét, áp dụng chính sách hình sự đối với bị can Thi theo đúng quy định của pháp luật…Quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Viện KSND tối cao đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với bị can Thi.

Phiên tòa xét xử vụ án này dự kiến diễn ra trong một ngày.

Nguyễn Hưng

Thời gian qua, hầu hết các hành vi gây rối trật tự công cộng đều bị xử lý hình sự, điều này đã tạo được sự răn đe cần thiết, được sự đồng thuận của dư luận vì đã bảo vệ an toàn cho người yếu thế, thiện lương và cương quyết xử lý mạnh tay những kẻ côn đồ, lưu manh xem thường pháp luật…

Từ năm học 2025-2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ có một số giải pháp điều chỉnh, cải tiến ở một số khâu trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập như: Công bố đồng thời điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển; tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhằm nâng tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào lớp 10 từ 60-64%; yêu cầu tất cả các trường THPT trên địa bàn phải tuyển sinh trực tuyến để chấm dứt tình trạng phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ xét tuyển.

Trong cơn mưa của ngày đầu tháng 5, những phạm nhân được đặc xá trong dịp 30/4 năm nay tại Trại tạm giam Công an tỉnh Sơn La cảm thấy vui mừng, phấn khởi khi từ hôm nay họ được trở về với vòng tay của gia đình, người thân và toàn xã hội… và từ hôm nay, họ sẽ viết tiếp những ước mơ còn đang dang dở.

Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Tây Ninh vừa phối hợp cùng Công tỉnh Tây Ninh, Cục Phòng chống ma tuý và tội phạm BĐBP, lực lượng Công an, Hiến binh tỉnh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia đấu tranh thành công chuyên án mua bán người từ Việt Nam qua Campuchia. Đây là thành tích xuất sắc của sự phối hợp chặt chẽ giữa BĐBP tỉnh Tây Ninh, Công an tỉnh Tây Ninh và các lực lượng chức năng khác phá án.

Liên tiếp những đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả vừa bị Bộ Công an triệt phá nhưng dường như đó vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Đằng sau những hộp sữa, viên thuốc, thực phẩm chức năng dán mác ngoại được làm giả đã phơi bày cả một hệ thống lỏng lẻo trong kiểm soát, quản lý, một thị trường dễ dãi với sản phẩm giả "đầu độc" sức khỏe người dân.

Trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động, để duy trì đà tăng xuất khẩu (XK) các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp (DN) nên chủ động ứng phó trước nguy cơ sụt giảm thị trường truyền thống, đồng thời đẩy mạnh vào mở rộng các thị trường tiềm năng trong đó có thị trường Halal để mở rộng XK.

Chiều 4/5, ngày nghỉ cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lực lượng CSGT Thủ đô đã chủ động ứng trực 100% quân số tại tất cả các cửa ngõ ra vào thành phố cũng như điểm nóng giao thông để điều tiết phân luồng, đón người dân trở về Hà Nội. Khu vực cửa ngõ phía Nam của Thủ đô không xảy ra ùn tắc, người dân đi lại thuận lợi, an toàn.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm qua (4/5), khu vực từ Nghệ An đến Quảng Ngãi đã có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ như: Quỳ Hợp (Nghệ An) 38.0 độ, Hương Sơn (Hà Tĩnh) 37.2 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 37.5 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.

Theo các công ty lữ hành, lượng khách đến TP Hồ Chí Minh dịp lễ tăng từ 20 – 50%. Tour nội đô tăng gấp đôi so với năm 2024, 58% khách chọn đi tour trong nước, riêng lượng khách doanh nghiệp và khách đoàn tăng 25%.

Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Bắc Nam thống nhất, non sông liền một dải, người Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước vẫn luôn đoàn kết chung lòng dựng xây quê hương, đất nước. Dẫu vậy, một số người trước đây từng “bên kia chiến tuyến”, rời đất nước sau giải phóng, đến nay họ vẫn định kiến, giữ cách nhìn tiêu cực, thù hận về quê hương, cho rằng “bị phân biệt đối xử” nên không có khái niệm hòa hợp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.