Cựu sinh viên công nghệ thông tin tổ chức nhiều phi vụ “rút” tiền tỷ qua mạng

10:08 23/06/2020

Tuấn từng tốt nghiệp một trường Đại học đào tạo về công nghệ thông tin tại TP Đà Nẵng, tuy nhiên thay vì lựa chọn một công việc thì đối tượng lại sử dụng kiến thức học được lập nên đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng Internet.



Liên quan đến đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet quy mô hơn 117 tỷ đồng vừa được Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm (ANM&PCTP) sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an triệt phá, sáng 23/6, Đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng phòng CSHS Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, qua công tác điều tra, đơn vị làm rõ, đối tượng cầm đầu đường dây này là Lê Anh Tuấn (SN 1989, trú tỉnh Quảng Trị).

Đối tượng Lê Anh Tuấn, kẻ tổ chức đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet.

Tuấn từng tốt nghiệp một trường Đại học đào tạo về công nghệ thông tin tại TP Đà Nẵng, tuy nhiên thay vì lựa chọn một công việc thì đối tượng lại sử dụng kiến thức học được lập nên đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng Internet.

Để thực hiện các phi vụ lừa đảo, Tuấn cấu kết với Nguyễn Tuấn Dũng (SN 1994, trú tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) và Nguyễn Ngọc Thành (SN 1989, trú tại tỉnh Quảng Trị) thuê trọ tại số nhà 29/48 đường Ngự Bình, phường An Cựu, TP Huế. Tuấn phân công nhiệm vụ cho hai “chân rết” Dũng, Thành chịu trách nhiệm lập nhiều Facebook ảo có độ tin cậy cao, lên mạng vào các diễn đàn, hội nhóm tìm kiếm thông tin của những người bán hàng online, nhắn tin trò chuyện mua hàng.

3 đối tượng trong đường dây lừa đảo bị bắt giữ.

Riêng Lê Anh Tuấn với trình độ công nghệ thông tin sẵn có, đối tượng trực tiếp thiết kế, tạo ra nhiều website giả mạo ngân hàng, website giả mạo dịch vụ chuyển tiền trung gian từ nước ngoài về Việt Nam như http://www.westers-unions.com/un...

Sau khi thực hiện chiêu bài giả vờ mua hàng của người bán hàng online, các đối tượng lấy lý do đang ở nước ngoài và đề nghị được thanh toán qua các dịch vụ chuyển tiền trung gian như MoneyGram hay Western Union. 

Từ đây, các đối tượng yêu cầu bị hại truy cập vào website do đối tượng cung cấp, nhập thông tin user, mật khẩu, mã OTP để làm thủ tục nhận tiền. 

Ngay khi bị hại tiến hành nhập mã OTP trên giao diện thì các mã này sẽ được gửi qua địa chỉ mail matolam2019s@gmail.com do Tuấn quản lý.

Cơ quan Công an khám xét nơi ở các đối tượng.

Đại úy Lưu Thanh Tùng, Đội trưởng Đội phòng ngừa, đấu tranh tội phạm sử dụng công nghệ cao và có yếu tố nước ngoài, Phòng CSHS Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nhiều nạn nhân cảnh giác không điền thông tin cá nhân vào các biểu mẫu trên website mà chúng cung cấp thì chúng sử dụng các thiết bị chỉnh âm thanh để điều chỉnh giọng nói, giả danh nhân viên của dịch vụ chuyển tiền trung gian hoặc ngân hàng và gọi cho nạn nhân bằng sim rác thông báo đã nhận được một số tiền nhưng do lỗi kết nối nên yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin user, mật khẩu, mã OTP để xác nhận tiền.

Trong thời gian ngắn, đường dây do Lê Anh Tuấn cầm đầu thực hiện nhiều phi vụ, "rút" hơn 117 tỷ đồng của người bán hàng online.

“Khi có đủ thông tin của nạn nhân, đối tượng Tuấn sử dụng thông tin này đăng nhập vào website ngân hàng để thực hiện lệnh chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản nạn nhân đến tài khoản của đối tượng. Tiếp đó, các đối tượng chuyển số tiền này qua nhiều tài khoản sau đó mới rút ra. Mỗi phi vụ chuyển tiền trót lọt, Tuấn trả công cho Dũng và Thành từ 10-50% số tiền lấy được. Số tiền này các đối tượng dùng để ăn chơi, tiêu xài và “nướng” vào chiếu bạc”, Đại úy Tùng cho biết thêm.

Trước đó, như Báo CAND Online thông tin, sau khi lập chuyên án, Phòng CSHS Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Cục ANM&PCTP sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an điều tra làm rõ đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet, qua đó bắt giữ 3 đối tượng Lê Anh Tuấn; Nguyễn Tuấn Dũng và Nguyễn Ngọc Thành. Khám xét nơi ở của các đối tượng, lực lượng Công an thu giữ 6 ĐTDĐ, 2 lap top lưu trữ tài liệu phạm tội và 1 hệ thống chỉnh âm thanh để chỉnh, giả giọng nói cùng nhiều tang vật, tài liệu liên quan khác.

Từ tháng 10/2019 đến thời điểm bị bắt, nhóm đối tượng này đã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 117 tỷ đồng của nhiều nạn nhân ở các tỉnh, thành trong cả nước. Thống kê của cơ quan Công an có đến hơn 300 nạn nhân đã sập bẫy lừa đảo của đường dây do Tuấn cầm đầu, trong đó trường hợp bị lừa nhiều nhất lên đến hàng tỷ đồng, ít nhất vài triệu đồng.


Anh Khoa

Nhân dịp Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao tặng chính thức phim tài liệu "Victory Vietnam" (Chiến thắng của Việt Nam) cho Viện Phim Việt Nam.

Chiều tối 25/4, khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1), trở nên rộn ràng, náo nhiệt khi hàng ngàn người dân từ khắp nơi nô nức đổ về đây để đón xem buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Chiều 25/4, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng đại diện chỉ huy một số phòng chức năng Công an TP đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thăm hỏi và động viên Trung tá Nguyễn Tiến Minh, cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, bị thương khi đang làm nhiệm vụ.

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Chiều 25/4, từ khoảng 15h, hàng ngàn người dân từ khắp các quận, huyện, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác đã đổ về khu vực trung tâm thành phố, đặc biệt là trục đường Lê Duẩn (Quận 1), để theo dõi buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Từ vai trò chiến sĩ giữ gìn an ninh Tổ quốc đến sứ mệnh trở thành sứ giả hòa bình trên trường quốc tế, lực lượng CAND tiếp tục khẳng định vị thế và trách nhiệm toàn cầu qua Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho 3 sĩ quan lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) ở Nam Sudan.

Dưới danh nghĩa tài trợ cột điện chiếu sáng đa năng, một doanh nghiệp có trụ sở tại TP Hải Phòng đã tự ý xây dựng nhiều cột điện cao hàng chục mét trong các khu dân cư, sau đó một đơn vị viễn thông đã lắp đặt các thiết bị phát sóng. Điều đáng nói, các vị trí này dù đã thông qua ngành chức năng nhưng không được chấp thuận vì nằm ngoài quy hoạch.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành khẳng định, thiên tai ngày càng phức tạp và khó lường, đặc biệt là lũ quét và sạt lở đất ở miền núi. “Cảnh báo sớm, hành động sớm”  là chìa khóa để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, cảnh báo hiện nay vẫn chưa đến được tận các bản làng, nơi người dân thiếu thông tin và hệ thống hỗ trợ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.