Toà trả hồ sơ điều tra lại vụ phá rừng Bà Nà – Núi Chúa

17:43 30/06/2016
Sau hai ngày mở phiên toà xét xử sơ thẩm 19 bị cáo liên quan đến vụ phá rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa lớn nhất tại Đà Nẵng và Quảng Nam, sáng ngày 30-6, TAND huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng đã quyết định tuyên trả hồ sơ điều tra lại do hiện các tình tiết mới, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm…


Như Báo CAND đã đăng tải loạt bài điều tra về vụ phá rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa của lâm tặc có sự “tiếp tay” của một số cán bộ kiểm lâm biến chất. Trong đó, các đối tượng Vũ Văn Tam (SN 1968, quê Nam Định, ngụ huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) bị truy tố 2 tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” và “Đưa hối lộ”. 

Hai kiểm lâm khu vực và 5 cán bộ bảo vệ rừng bị truy tố về tội “nhận hối lộ” gồm Phạm Phú Cường- nguyên Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng Cà Nhông; Hồ Tấn Hai và Thủy Ngọc Trọng - nguyên là Trạm phó Trạm bảo vệ rừng Cà Nhông; Nguyễn Văn Nhung và Đinh Ngọc Bản là kiểm lâm viên; Nguyễn Văn Ấn và Lý Thanh Tùng cùng là nhân viên Trạm bảo vệ rừng Cà Nhông.

Các bị cáo "phá rừng" tại phiên tòa sơ thẩm ngày 30-6

Các đối tượng Đỗ Văn Lưu (SN 1967), Đỗ Văn Quý (SN 1979), Nguyễn Văn Vụ (SN 1982), Đinh Văn Thuấn (SN 1981), Phạm Văn Chính (SN 1976), Vũ Văn Pháp (SN 1981), Nguyễn Văn Học (SN 1971), cùng quê huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; Phạm Đinh Lợi (SN 1965, ngụ huyện Hòa Vang), Kiều Ngọc Trung (SN 1980, ngụ huyện Đông Giang), Kiều Ngọc Quý (SN 1955, ngụ huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), Sầm Tố Binh (SN 1988, ngụ huyện Đông Giang) bị truy tố tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

Theo cáo trạng, vào khoảng cuối năm 2012, biết được tại khu vực rừng Cà Nhông (do Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa quản lý) có nhiều gỗ kiền kiền nên Vũ Văn Tam nảy sinh ý định thuê người vào rừng Cà Nhông khai thác gỗ trái phép. 

Do quen biết với Lưu và Quý từ trước nên Tam liên hệ với 2 người này thuê thêm Vụ, Thuấn, Chính, Pháp, Học trực tiếp chặt 104 cây gỗ kiền kiền với khối lượng hơn 100 m3. Sau đó, Tam liên hệ bán số gỗ khai thác trái phép này cho Phạm Đinh Lợi. Lợi thuê Trung, Quý và Binh vào rừng vận chuyển số gỗ trên cho mình.

Để đưa người vào rừng Cà Nhông khai thác gỗ trái phép, Tam đã gặp Phạm Phú Cường, lúc đó là Trạm trưởng Trạm quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông để trao đổi và mỗi xe gỗ đưa ra khỏi rừng, Tam trích 5 triệu đồng để đưa cho trạm và kiểm lâm để bồi dưỡng. Khi nghe Cường về nói lại về việc thương lượng như vậy với Tam, cả trạm đồng ý, không ai nói gì. Theo điều tra, từ tháng 10.2013 đến tháng 4.2014, tổng số tiền mà Tam đưa cho hai cán bộ và 5 kiểm lâm lâm tại trạm là hơn 30 triệu đồng. Số tiền này được 7 bị cáo trên chia nhau tiêu xài…

Hoài Thu

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文