Bị cáo Vũ Huy Hoàng đổ lỗi cho cấp dưới

19:42 22/04/2021
“Thời điểm bị khởi tố, tôi không còn là Bộ trưởng nên việc nắm bắt các thông tin trong Bộ không còn được cụ thể như trước. Vì thế, tôi rất xin lỗi khi trả lời nếu có những thông tin không được chính xác”, bị cáo Vũ Huy Hoàng bắt đầu phần trả lời thẩm vấn như vậy.


Chiều 22/4, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Huy Hoàng (SN 1953, trú tại phường Phạm Đình Hồ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Bộ Công thương (Sabeco) và TP Hồ Chí Minh gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng. 

Đây là lần thứ ba, TAND TP Hà Nội mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án này. Ở hai lần xét xử trước đó, vì những lý do khách quan khác nhau mà HĐXX buộc phải tạm hoãn phiên toà.

Bị cáo Vũ Huy Hoàng.

Trước bục khai báo, bị cáo Vũ Huy Hoàng xin được ngồi ghế với lý do sức khoẻ yếu. “Thời điểm bị khởi tố, tôi không còn là bộ trưởng nên việc nắm bắt các thông tin trong Bộ không còn được cụ thể như trước. Vì thế, tôi rất xin lỗi khi trả lời nếu có những thông tin không được chính xác”, bị cáo Hoàng bắt đầu phần trả lời thẩm vấn như vậy. 

Theo lời khai của bị cáo Hoàng, giai đoạn 2012-2016, bị cáo chỉ đạo bị can Hồ Thị Kim Thoa (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương, đang bị truy nã) và cấp dưới ra văn bản yêu cầu Sabeco dùng quyền sử dụng đất và tiền của Sabeco góp vốn cùng doanh nghiệp tư nhân thành lập Công ty liên doanh Sabeco Pearl (Sabeco Pearl) để kinh doanh bất động sản. Sau đó, bị cáo Hoàng không chỉ đạo Sabeco Pearl thực hiện dự án. Khi Sabeco thoái vốn góp tại Sabeco Pearl, quyền sử dụng khu đất trên được dịch chuyển từ tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân. 

“Khi đó, bà Hồ Thị Kim Thoa được giao quản lý một số lĩnh vực như công nghiệp nhẹ, thực phẩm... Trong đó, Sabeco do bà Thoa phụ trách trực tiếp. Thời điểm tôi bắt đầu là Bộ trưởng (2007), Sabeco đã hoàn tất việc liên doanh thành lập Công ty cổ phần Bất động sản Sabeco Land (Sabeco Land) để thực hiện dự án xây khu tổ hợp tại đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Từ khi nhậm chức cho đến lúc phát sinh sự việc giải thể Sabeco Land, giai đoạn 2007-2012, tôi không nhận bất cứ thông tin nào liên quan đến hoạt động của Sabeco”, bị cáo Hoàng trình bày.

Trả lời HĐXX về việc “Có biết Sabeco xin giải thể Sabeco Land để liên doanh thành lập pháp nhân mới đối với khu đất vàng ở phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh?”. 

Bị cáo Hoàng khai, khi đó bị cáo Phan Chí Dũng (Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ) đã dự thảo văn bản liên quan. Nhưng văn bản đó chỉ đề cập về việc xin phép thay các nhà đầu tư cũ tại Sabeco Land bằng những tên mới chứ không nhắc đến phương án cụ thể. Sau khi có ý kiến của bà Hồ Thị Kim Thoa, tôi đã ghi thêm vào công văn chỉ đạo với nội dung, nếu lựa chọn nhà đầu tư mới, cần trình Bộ Công thương xem xét, kiểm tra năng lực. 

Bị cáo Hoàng cho rằng, việc Sabeco tìm pháp nhân mới là để liên kết xây dựng trụ sở mới cho đơn vị này tại khu đất ở quận 1 là nguyện vọng chính đáng nên bị cáo đã đồng ý nhằm tiết kiệm hàng chục tỷ đồng ngân sách Nhà nước thời điểm Sabeco đang phải đi thuê văn phòng.

HĐXX truy vấn “Với trách nhiệm là Bộ trưởng, bị cáo có cho ý kiến chỉ đạo Sabeco kiểm tra việc chọn nhà đầu tư, giải thể để lập pháp nhân mới không?”. Bị cáo Hoàng phân trần “Tôi không phụ trách Sabeco. Mọi việc ở Sabeco do Thứ trưởng Thoa và bộ phận phụ trách quản lý. Do đó, trách nhiệm thuộc về Thứ trưởng Thoa và bộ phận quản lý liên quan”. Cáo trạng xác định, lô đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng được giao cho Tổng Sabeco. Và dù Sabeco không được phép thành lập pháp nhân mới để khai thác tài sản này, nhưng bị cáo Hoàng vẫn quyết định cho Sabeco chuyển nhượng tài sản để đầu tư dự án xây dựng trên khu đất.

Sau khi thẩm vấn bị cáo Vũ Huy Hoàng, HĐXX tiếp tục xét hỏi đối với các bị cáo nguyên là cán bộ, lãnh đạo Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh và Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh về các sai phạm trong vụ án này. Trả lời HĐXX, bị cáo Lê Văn Thanh (cựu Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh) cho biết, việc UBND TP Hồ Chí Minh cho Sabeco Pearl thuê đất là không đúng quy định. Nhưng thời điểm cho thuê đất, bị cáo nghĩ là đúng. Chỉ đến khi làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo hệ thống lại thì thấy có sơ xuất, sai phạm. Theo trình bày của bị cáo Thanh, nguyên nhân “sơ suất” là do thời điểm đó, bị cáo chỉ được xem hồ sơ có mấy ngày, và do nhiều việc nên bị cáo không kiểm soát được.

Bị cáo Lê Văn Thanh.

Trước bục khai báo, bị cáo Nguyễn Lan Châu (cựu chuyên viên Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh) khai, việc cho thuê đất, tại thời điểm xử lý hồ sơ, bản thân bà xác định là đúng theo quy định. “Theo quy định, để trình ra được quyết định phân đất phải qua hai bước. Và khi hồ sơ đến tay tôi thì đơn vị đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính…”, bị cáo Châu trình bày. Tuy nhiên, bị cáo Châu cũng khẳng định “Tại thời điểm nhậ hồ sơ, nếu xem xét hết hồ sơ thì việc giao cho Sabeco Pearl là chưa đúng quy định”. 

Do bị cáo Nguyễn Hữu Tín cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh) có bệnh và có đơn xin xét xử vắng mặt nên HĐXX đã công bố lời khai của bị cáo này. Lời khai thể hiện, bị cáo Nguyễn Hữu Tín bị cáo cùng Lê Văn Thanh và bih cáo Nguyễn Lan Châu... đã có hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai. 

“Việc UBND TP Hồ Chí Minh giao cho Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư dự án, được nộp tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính và thuê khu đất có diện tích hơn 6.000 m² tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng với giá trị quyền sử dụng đất (cho thuê 50 năm) tại thời điểm quyết định cho thuê ngày 30/6/2015 hơn 1.000 tỷ đồng là không đúng đối tượng và không thông qua đấu giá là trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại tài sản Nhà nước”, lời khai thể hiện.

Theo đó, bị cáo Nguyễn Hữu Tín biết khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng đã được sắp xếp cho Sabeco “Xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê” trên khu đất 6.080 m² tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng không áp dụng việc liên doanh, liên kết thành lập pháp nhân mới để thực hiện dự án không đúng theo quy định của Chính phủ.

Các bị cáo tại phiên toà.

Tuy nhiên, bị cáo Tín vẫn ký các văn bản cho Sabeco Pearl, không phải là doanh nghiệp Nhà nước, được thực hiện nghĩa vụ tài chính, được làm chủ đầu tư và được thuê đất thực hiện dự án tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng trái quy định của pháp luật, không đúng đối tượng, không thông qua đấu giá. Tại cơ quan điều tra, bị cáo Tín thừa nhận hành vi ký quyết định công nhận Sabeco Pearl là chủ đầu tư và cho Sabeco Pearl thuê đất là trái quy định của pháp luật nhưng không có tư lợi.

Nguyễn Hưng

Thời gian qua, chính quyền địa phương, các ban ngành, nhất là Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện đã vận dụng tối đa nguồn lực, trở thành điểm tựa, hỗ trợ cho những người từng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, lao động vươn lên trong cuộc sống…

Theo một số nguồn tin quân sự, kể từ tuần trước, các lực lượng Nga đã tăng gấp đôi cường độ tấn công của họ trên một số mặt trận, trong bối cảnh ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và thời gian tới có khả năng sẽ diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình. Đặc biệt, việc Nga nối lại các hoạt động quân sự ở Zaporizhzhia từ đầu tháng 10 cho thấy khả năng Moscow sẽ mở đợt tấn công lớn nhằm vào khu vực này.

Ngày 4/11 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất một số giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật sau vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại chùa Xuân Lũng (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).

Sáng 16/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) cho biết, vừa phối hợp cùng Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ Huỳnh Văn Thanh (SN 1989, ngụ Trà Vinh), Chung Diệu Long (SN 1988, ngụ TP Hồ Chí Minh) để điều tra, làm rõ hành vi trộm và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Một buổi tối trung tuần tháng 11/2024, lớp học tình thương nằm bên đầm Sam (thuộc đầm phá Tam Giang) ở khu tái định cư (TĐC) Đập Góc, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) sáng trưng ánh đèn điện cùng nhiều tiếng cười nói của các em học sinh. Như thường lệ, cứ vào buổi tối có 20 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở khu TĐC Đập Góc lại mang sách vở đến lớp học miễn phí này để được thầy Hòa dạy kèm viết chữ, tập đọc và làm Toán. Bên trong phòng học rộng gần 50m2 với những bộ bàn ghế gỗ được kê san sát, các em học sinh cần mẫn ngồi viết chữ theo hướng dẫn của thầy Hòa. 

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới đây đã có báo cáo về kế hoạch kiểm toán năm 2025 gửi tới Quốc hội. Theo đó, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 116 nhiệm vụ (giảm 5 nhiệm vụ so với năm 2024). 

Liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng Công an xã tại Hà Tĩnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc lừa đảo qua mạng, trong đó phổ biến vẫn là chiêu thức mạo danh người có công quyền đề nghị chuyển tiền qua tài khoản.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文