Đầu nậu buôn người với đơn giá 120 triệu đồng

08:06 19/12/2016
Chưa đến một năm sang Trung Quốc làm thuê, Lý Búp Pha (40 tuổi, ngụ huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) đã móc nối với nhiều đối tượng hình thành đường dây buôn bán người xuyên biên giới. Mỗi trường hợp, Pha nhận 120 triệu đồng và chia đều cho các “chân rết” tại Việt Nam.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu vừa chuyển hồ sơ sang Viện KSND đề nghị truy tố Lý Búp Pha; Sơn Thị Lan (50 tuổi); Nguyễn Văn Phục (55 tuổi); Lê Tấn Phong (52 tuổi, cùng ngụ tỉnh Bạc Liêu) và Lê Văn Táng (36 tuổi, thị trấn Cái Nước, Cái Nước, tỉnh Cà Mau) về các hành vi “mua bán trẻ em”, “mua bán người” và “cưỡng đoạt tài sản”.

Lừa bán cả cháu vợ

Những tháng cuối năm 2015 đến đầu năm 2016, tội phạm mua bán người nói riêng, đặc biệt mua bán phụ nữ sang Trung Quốc trên địa bàn Bạc Liêu và Sóc Trăng có chiều hướng gia tăng đột biến. Các đối tượng chia nhau đến vùng quê, tiếp cận các cô gái trẻ không có nghề nghiệp, gia đình kinh tế gặp khó khăn… dụ dỗ bán sang Trung Quốc, với giá 120 triệu đồng/trường hợp. Những ai không đồng ý sẽ bị đánh đập tàn nhẫn và buộc gia đình ở quê gởi tiền sang chuộc người.

Lý Búp Pha, kẻ cầm đầu đường dây buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc.

Bà Đ. (ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) có cô con gái tên Tuyết chỉ mới 15 tuổi. Lê Tấn Phong chạy xe ôm biết trường hợp của gia đình này nên bàn với Phục lừa bán nạn nhân.

Phong dẫn Phục đến nhà bà Đ. gạ gẫm: “Qua bên đó đi làm lương cao, nếu không sẽ mai mối cho lấy chồng giàu có”. Tin tưởng, bà Đ. cho con gái theo Phục. Do Tuyết chưa có chứng minh nhân dân, Phục chở đi chụp hình 2x3 rồi đưa cho Táng dán vào chứng minh của người khác và ép nhựa lại.

Phong, Phục và Táng chở Tuyết đến nhà Lan để liên hệ với Pha, chờ đưa sang Trung Quốc. Thấy việc lừa bán nạn nhân dễ dàng, Táng hỏi Lan là có người cháu vợ tên Tố chỉ khoảng 16-17 tuổi muốn gả bán sang Trung Quốc và nếu thành công sẽ được hưởng bao nhiêu. Lan trả lời, Táng sẽ nhận được 65 triệu đồng. Số tiền này, Táng đưa cho gia đình nạn nhân 50 triệu, hưởng 15 triệu. Táng đồng ý và về nhà thuyết phục gia đình Tố để làm thủ tục bán nạn nhân.

Bị đánh đập, cầu cứu

Ngoài Tố và Tuyết, nhóm của Lan đã lừa 2 cô gái nữa tên Trinh (ngụ tỉnh Bạc Liêu) và Lý (ngụ tỉnh Sóc Trăng). Sau đó, Lan liên hệ với Pha. Từ tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), Pha về Hà Nội đáp máy bay vào TP Hồ Chí Minh để đi xe khách xuống Bạc Liêu gặp Lan.

Cả hai đưa Tuyết, Tố, Lý và Trinh sang Trung Quốc. Pha bán 4 cô gái cho những người đàn ông Trung Quốc nhận số tiền 480 triệu đồng. Pha lấy 120 triệu, đưa cho Lan 360 triệu. Số tiền này, Lan lấy 85 triệu đồng đưa cho Phục 210 triệu đồng chia cho Táng, Phong và đưa cho các gia đình nạn nhân, mỗi người khoảng 40 đến 50 triệu đồng.

Những ngày sống ở Trung Quốc, Tuyết bị đánh đập nên gọi về gia đình cầu cứu. Pha yêu cầu phải đưa số tiền 40 triệu đồng để chuộc nạn nhân về nước. Một ngày cuối tháng 3-2016, Lan và Pha đang nhận tiền từ gia đình Tuyết thì bị Công an tỉnh Bạc Liêu bắt quả tang.

Qua điều tra, cơ quan điều tra tiếp tục bắt giữ Phục, Phong và Táng. Ngoài các trường hợp kể trên, nhóm của Pha đã lừa bán cô gái tên Ngọc (ngụ Sóc Trăng), nhận số tiền 120 triệu đồng. Pha khai, năm 2015 sang Trung Quốc làm thuê nên biết nhiều người có nhu cầu mua phụ nữ về làm vợ. Pha về nước bàn với Lan, mỗi trường hợp thành công sẽ trả 90 triệu đồng. Lan bàn với Phục, mỗi trường hợp lừa sẽ chia 70 triệu đồng. Phục tiếp tục tìm Táng và Phong đặt vấn đề và chia 5 triệu đồng/trường hợp.

Trong thời gian đưa Ngọc sang Trung Quốc, Lan quen với một người tên Thuỷ và đặt vấn đề tìm phụ nữ bán sang Trung Quốc. Lan về Việt Nam và đến nhà người quen dụ dỗ rằng: “Lan thấy gia đình chị khổ quá, có con gái mà không cho đi Trung Quốc lao động làm có tiền gởi về gia đình. Bây giờ, nhiều người cho con đi gia đình người ta khá lên rồi”. Tin tưởng, gia đình nạn nhân đã giao con gái sang cho Lan và bị bán sang Trung Quốc.

Văn Vĩnh

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文