Những “phù thủy" chiếm đoạt 400 tỉ đồng tại Oceanbank Hải Phòng

14:11 18/07/2019
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ngày 18-7 cho biết đã hoàn tất bản kết luận điều tra vụ án tham ô và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ocean Bank Chi nhánh Hải Phòng.

Đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiệm trọng, phức tạp; thủ đoạn phạm tội của các bị can rất tinh vi, có hệ thống, diễn ra trong thời gian dài với số tiền lên tới hơn 60 tỷ đồng Vụ án không chỉ gây thiệt hại về vật chất đặc biệt lớn cho khách hàng và Ngân hàng Ocean bank mà còn gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn TP Hải Phòng và hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung.

Liên quan đến vụ án trên, Cơ quan ANĐT đã đề nghị truy tố 4 bị can gồm Trần Thị Kim Chi (SN 1974, nguyên giám đốc Oceanbank Chi nhánh Hải Phòng); Lê Vương Hoàng (SN 1981, nguyên kiểm soát viên); Nguyễn Thị Minh Huệ (SN 1982, nguyên trưởng phòng kế toán kho quỹ) và Chu Văn Nha (SN 1982, nguyên thủ quỹ) về hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản  và tham ô tài sản, xảy ra tại Oceanbank Chi nhánh Hải Phòng từ năm 2012 đến tháng 8-2017.

3 bị can trong vụ án.

Đối tượng điều hành đường dây lừa đảo và tham ô tài sản này là Trần Thị Kim Chi. Tháng 3-2010, Chi được tuyển dụng, bổ nhiệm làm Phó giám đốc Ocean Bank Chi nhánh Hải Phòng. Đến ngày 6-10-2016, được bổ nhiệm làm giám đốc.

Quá trình công tác, Chi được phân công phụ trách hoạt động huy động tiền gửi khách hàng tại chi nhánh. Trong quá trình này, lợi dụng những sơ hở trong quy định huy động tiền gửi tiết kiệm như hệ thống ngân hàng không giám sát, quản lý được việc in thông tin giao dịch gửi tiết kiệm lên phôi sổ tiết kiệm; các chi nhánh không phải gửi hình ảnh sổ tiết kiệm đã phát hành để báo cáo Hội sở chính...

Ngoài ra, đối với khách hàng giử tiết kiệm có hình thức lĩnh lãi trước, Oceanbank không yêu cầu các chi nhành phải thu hồi tại sổ tiết kiệm, Chi đã lôi kéo Hoàng và Huệ cùng thực hiện hành vi phạm tội. Hoàng và Huệ là hai mắt xích quan trọng mà Chi muốn thực hiện trót lọt hành vi phạm tội phải có sự tiếp tay của họ.

Quá trình đấu tranh, Cơ quan ANĐT Bộ Công an xác định: Từ năm 2012, Chi đã chỉ đạo Hoàng và Huệ sử dụng lý lịch cá nhân người thân, nhân viên chi nhánh, khách hàng vãng lai khai báo, hạch toán trên hệ thống phần mềm kế toán quản lý nghiệp vụ giao dịch của Oceanbank (FCC) để mở sổ tiết kiệm có giá trị nhỏ (từ 5 đến 50 triệu đồng/sổ tiết kiệm) hưng không in thông tin lên các phôi sổ tiết kiệm giấy.

Số phôi này được để trắng dùng phát hành ngoài hệ thống cho người gửi tiết kiệm với lượng tiền lớn, hoặc tráo đổi các sổ đã được ngân hàng phát hành từ trước nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng và ngân hàng.

Cơ quan ANĐT Bộ Công an xác định trong thời gian này, ba bị can đã mở 13 sổ tiết kiệm. Trong đó, Hoàng và Huệ là kiểm soát viên đã trực tiếp thực hiện việc mở sổ tiết kiệm..

Đến tháng 10-2015, Huệ được bổ nhiệm làm phó phòng kế toán kho quỹ, còn Hoàng được bổ nhiệm làm kiểm soát viên. Với vị trí được giao, Huệ được Chi ủy quyền ký, phát hành sổ tiết kiệm có giá trị tiền gửi đến hai tỷ đồng...

Để tiếp tục có được các phôi sổ tiết kiệm trắng, Hoàng và Huệ lấy lý do hướng dẫn nhân viên mới thực tập nghiệp vụ mở sổ tiết kiệm, mở sổ để đạt chỉ tiêu phát hành sổ cho các giao dịch viên, chi nhánh..., đã chỉ đạo các giao dịch viên hạch toán trên hệ thống FCC để mở sổ tiết kiêm cho người thân của mình, nhân viên chi nhánh, khách hàng vãng lai. Tiền mở sổ tiết kiệm do Chi, Hoàng và Huệ chuẩn bị cho các giao dịch viên....

Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cơ quan ANĐT Bộ Công an xác định. Do khách hàng là những người đã có sẵn mối quan hệ với Chi, Hoàng và Huệ nên họ thường liên hệ đặt lịch trước mõi lần đến giao dịch, gửi tiết kiệm với số lượng lớn hoặc tất toán sổ tiết kiệm cũ. Vì thế, Chi đã chỉ đạo Huệ, Hoàng và Nha chủ động đóng tiếp khách hàng để nhận tiền gửi hoặc vận động họ tiếp tục gửi tiền tại ngân hàng.

Quá trình làm thủ tục đối với những khách hàng đến tất toán, gửi lại thì Hoàng và Huệ làm thủ tục tất toán theo quy định.

Tiếp đó, làm thủ tục mở sổ tiết kiệm (gửi lần đầu hoặc gửi lại), các đối tượng hướng dẫn khách hàng ký chứng từ nộp tiền, bảng kê các loại tiền..., theo quy định nhưng không hạch toán sổ tiền gửi của khách hàng lên hệ thống FCC và phát hành sổ tiết kiệm ngoài hệ thống. Sau khi thực hiện, các đối tượng tiêu hủy chứng từ mở sổ tiết kiệm của khách hàng dã ký....

Cơ quan ANĐT xác định, Chi đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo Hoàng và giả mạo chữ ký của 10 cá nhân để ký trên các chứng từ đề nghị mở 75 sổ tiết kiệm có giá trị nhỏ trên hệ thống FCC, phát hành 79 sổ tiết kiệm ngoài hệ thống cho khách hàng đẻ chiếm doạt hơn 242 tỷ đồng và 2,790 triệu đô la Mỹ. Đồng thời, tất toán và lập khống hồ sơ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm có trên hệ thống, sau đó phát hành 28 sổ tiểt kiệm ngoài hệ thống cho khách hàng để chiếm đoạt hơn 110 tỷ đồng.

Với hành vi lừa đảo trên, Chi và Hoàng phải chịu trách nhiệm hình sự toàn bộ số tiền chiếm đoạt; Huệ phải chịu trách nhiệm hơn 153 tỷ đồng và 640.000 USD (tại 46 sổ tiết kiệm), Nha gần 9,2 tỷ đồng tại bốn sổ tiết kiệm.

Cơ quan chức năng đồng thời xác định, Chi và đồng phạm đã có hành vi tham ô tiền của ngân hàng bằng thủ đoạn tất toán khống sổ tiết kiệm đang có trên hệ thống FCC.Cụ thể, khi cần sử dụng cá nhân, hoặc trả cho khách hàng có sổ tiết kiệm ngoài hệ thống đến rút tiền, Chi trực tiếp hoặc qua Nhạ lấy tiền từ quỹ chi nhánh.

Để cân đối quỹ tiền mặt, Huệ, Hoàng, Nhạ hạch toán, tất toán sổ tiết kiệm của khách hàng đang có trên hệ thống FCC (mặc dù khách hàng không yêu cầu tất toán). Trong giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 10-2015, khi đó Hoàng là giao dịch viên, Huệ là kiểm soát viên đã trực tiếp thực hiện việc làm thủ tục tất toán sổ tết kiệm trên hệ thống.

Với lý do tạo điều kiện cho khách hàng quan trọng do Chi chăm sóc, thiếu chứng từ (phiếu rút tiền, bảng kê các loại tiền lĩnh, sổ tiết kiệm) lãnh đạo sẽ xin khách hàng hoàn thiện, trả lại sau.

Hoàng sử dụng các phiếu rút tiền, bảng kê các loại tiền lĩnh mà khách hàng đã ký khống trước đó, để yêu cầu giao dịch viên thực hiện tất toán trước hạn trên hệ thống FCC, trình cho mình hoặc Huệ duyệt bút toán.

Đến kỳ hạn tất toán các sổ tiết kiệm (trước đó đã bị tất toán khống trước hạn), Hoàng, Huệ chủ động liên lạc với khách hàng đặt lịch và đón tiếp, vận động họ tiếp tục gửi.

Khi khách hàng đồng ý gửi tiếp, Hoàng hướng dẫn làm thủ tục tất toán: Nộp lại sổ tiết kiệm cũ và ký khống chưa điền nội dung, ngày/tháng/năm vào phiếu rút và cấp sổ tiết kiệm ngoài hệ thống cho khách hàng. Sau đó, Hoàng tiêu hủy các chứng từ liên quan đến việc mở sổ tiết kiệm mới; các chứng từ tất toán sổ tiết kiệm cũ, Hoàng sử dụng để hợp thức việc tất toán khống trước đó.

Bằng  thủ đoạn trên, Chi và đồng phạm đã in và phát hành 26/109 sổ tiết kiệm ngoài hệ thống cho 12 khách hàng, chiếm đoạt của ngân hàng gần 109 tỷ đồng. Chi và đồng phạm còn chiếm đoạt tiền của Oceanbank bằng thủ đoạn lập khống hồ sơ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm đang có trên hệ thống FCC.

Cuối tháng 4-2017, để che giấu việc đã rút tiền ở quỹ trước đó; đồng thời lo sợ nếu tiếp tục làm thủ tục tất toán khống trước hạn sổ tiết kiệm của khách hàng đang có trên hệ thống sẽ bị Hội sở và các nhân viên trong chi nhánh nghi ngờ, Chi thống nhất với Hoàng, Huệ lập khống hồ sơ vay cầm cố sổ tiết kiệm của khách hàng đang có trên hệ thống FCC để cân đối việc âm quỹ chi nhánh.

Ngày 26 và 27-4-2017, các bị can đã sử dụng phôi sổ tiết kiệm trắng in thông tin người gửi, trình Huệ - đại diện pháp nhân ký phát hành hai sổ tiết kiệm ngoài hệ thống trả cho khách hàng.

Với phương thức này, các bị can đã chiếm đoạt 2,2 tỷ đồng của ngân hàng và in, phát hành 2/109 sổ tiết kiệm ngoài hệ thống cho khách hàng. Quá trình điều tra xác định, Chi và đồng phạm đã tham ô gần 111 tỷ đồng của ngân hàng.

Minh Khoa - Xuân Mai

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文