Đề phòng trộm, bắt trộm thế nào cho đúng pháp luật?

09:15 14/12/2017
Thời gian qua, xảy ra một số vụ việc vì phòng trộm cắp hoặc bắt trộm cắp mà từ “bị hại” trở thành “bị can”. Cũng có người hoang mang không biết sẽ ứng xử ra sao để bảo vệ tài sản của mình, hoặc để ứng phó khi kẻ trộm đột nhập vào nhà. Bài viết dưới đây sẽ lý giải phần nào thắc mắc đó.


Mới đây, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội “Giết người” đối với ông Lê Minh Phương, trú tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. Trước đó, Nguyễn Đăng Tùng, 15 tuổi, cùng trú tại phường Tây Tựu đã đột nhập vào cửa hàng bán hàng tạp hóa của ông Phương với mục đích trộm cắp tài sản. 

Khi phát hiện có người đột nhập vào nhà mình, ông Phương sử dụng thanh kiếm chém liên tiếp vào người Tùng, làm Tùng bị vỡ xương đỉnh, tụ máu trong não, đứt gân cơ, lộ xương khuỷu tay… tỷ lệ tổn hại sức khỏe tạm thời là 61%.  

Khi báo chí thông tin việc ông Phương bị khởi tố về tội danh nêu trên, có nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội; người thì lên án hành động của ông Phương đối với một thiếu niên như Tùng; nhưng cũng có ý kiến tỏ ra băn khoăn không biết sẽ hành động thế nào khi phát hiện kẻ trộm đột nhập vào nhà mình?

Một bị cáo đánh chết trộm bị TAND TP Hà Nội xét xử (ảnh minh họa).

Điều 22, Hiến pháp năm 2013 qui định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”. 

Pháp luật cũng qui định bất cứ người dân nào khi phát hiện phạm tội quả tang đều có quyền bắt giữ, giao cho cơ quan Công an xử lý. Việc Tùng đột nhập vào nhà ông Phương với mục đích trộm cắp là vi phạm pháp luật. 

Tuy nhiên, Điều 20, Hiến pháp năm 2013 cũng qui định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. 

Như vậy, trong trường hợp này, ông Phương có quyền bắt giữ Tùng, giao cho Công an xử lý, không được xâm phạm đến thân thể của Tùng. Trong trường hợp kẻ trộm kháng cự, hành hung để tẩu thoát; hoặc ngay từ đầu chủ động dùng hung khí nguy hiểm tấn công, đe dọa đến tính mạng của những thành viên trong gia đình thì pháp luật cho phép sử dụng biện pháp phòng vệ chính đáng để ngăn chặn hành vi nguy hiểm. Nhưng những biện pháp phòng vệ phải là cần thiết.

Thực tế cho thấy, tình trạng người dân “tự xử” khi bắt được đối tượng trộm cắp xảy ra khá nhiều, như vụ đối tượng trộm chó ở xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên bị người dân quây bắt, đánh đập. Khi đó, Công an xã, Công an huyện đã kịp thời có mặt tại hiện trường, đưa đối tượng trộm cắp về trụ sở Công an giải quyết. Nếu không, rất có thể, đối tượng trộm chó sẽ bị người dân bức xúc tấn công dẫn đến hậu quả xấu.

Như trên đã phân tích, một người chỉ bị coi là có tội khi bị Tòa án xét xử và bị trừng trị bởi pháp luật của Nhà nước. Việc người dân “tự xử” kẻ trộm là đi ngược lại nền văn minh loài người, coi thường pháp luật, coi thường danh dự, sức khỏe, tính mạng người khác. Xét về góc độ con người với con người, kẻ trộm cắp cũng có gia đình, có bố mẹ, có vợ chồng, con cái, chúng ta không thể tước đoạt sức khỏe, cuộc sống của họ. Ngay cả khi họ có tội, bị pháp luật trừng trị, cũng phải tính đến tính giáo dục, răn đe; nhưng cũng đảm bảo cho họ có điều kiện cải tạo, làm lại cuộc đời.

Một vụ việc khác, là trường hợp của ông Nguyễn Văn Hoàn, 61 tuổi, ở tiểu khu Mỹ Lâm, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. Để đề phòng kẻ gian, ông Hoàn đã giăng dây điện trần 220v ra giàn mướp trước cổng nhà mình. Trong trường hợp này, ông Hoàn biết rõ nếu ai vướng phải dây điện sẽ bị điện giật chết, nhưng vẫn cố tình giăng dây điện, bỏ mặc hậu quả xảy ra. Vì vậy, ông Hoàn bị khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi “Giết người”.

Qua những vụ việc dẫn chứng nêu trên cho thấy, việc phòng trộm, bắt đối tượng trộm cắp tài sản là cần thiết. Tuy nhiên, người dân cũng cần tìm hiểu về pháp luật để nắm bắt được giới hạn, kịp thời xử trí trong từng tình huống cụ thể; không nên “tự xử” dẫn tới những hậu quả xấu như một số vụ việc nêu trên.

Đào Minh Khoa

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文