Diễn biến hai phiên toà xét xử vụ gian lận điểm thi ở Sơn La và Hà Giang

Đau lòng khi thấy cấp dưới “trộm” bài thi thí sinh để sửa điểm

18:39 16/10/2019
Nguyễn Thị Hồng Nga thừa nhận nâng điểm cho 39 thí sinh, trong đó có 4 thí sinh được bị cáo nâng điểm đã cảm ơn hơn 1 tỷ đồng.


*Nâng điểm cho thí sinh để nhận “cám ơn” tiền tỷ

Ngày 16-10, TAND Sơn La tiếp tục điều hành phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia ở tỉnh Sơn La.

 Trả lời HĐXX, bị cáo Đinh Hải Sơn (cựu cán bộ Công an tỉnh Sơn La) được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự khu vực chấm thi thừa nhận đã nhờ Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên Phòng khảo thí, Sở GD&ĐT Sơn La) và Lò Văn Huynh (cựu Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục-Sở GD&ĐT Sơn La) nâng điểm cho 2 trường hợp, trong đó một trường là em vợ của Sơn, một trường hợp là lãnh đạo phòng của Sơn nhờ.

Theo lời khai của Sơn, khi có thông tin của hai thí sinh được nhờ, Sơn ghi chi tiết vào tờ giấy và chuyển cho Nga. Sơn thừa nhận, quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự khu vực chấm thi, trực tiếp tham gia giám sát, bảo vệ công tác chấm môn thi tự luận, nhưng tôi không làm hết trách nhiệm. Về việc nhờ nâng điểm cho hai thí sinh, Sơn khai, chỉ vì tình cảm chứ không có mục đích vật chất.   

Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga.

Trả lời thẩm vấn tiếp theo, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga thừa nhận, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 của tỉnh Sơn La, bị cáo đã sửa chữa câu trả lời trong bài thi trắc nghiệm, mục đích tìm bài thi môn Ngữ văn để nâng điểm.

Theo lời khai của bị cáo Nga, trước kỳ thi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Xuân Yến (bị cáo Trần Xuân Yến-PV) gọi bị cáo sang phòng và nói, có một số trường hợp là con của sếp và con em một số cán bộ cần nâng điểm bài thi trắc nghiệm thì làm như thế nào? Bị cáo trả lời rằng, chỉ có cách xóa đi và tô lại đáp án. Sau đó, bị cáo nói với anh Yến, muốn nâng điểm cho thí sinh thì túi bài thi không được niêm phong và phải có sự tạo điều kiện của những người làm nhiệm vụ đưa bài thi ra ngoài. 

Từ đó, bị cáo đã thực hiện theo chỉ đạo của anh Yến khi dùng phần mềm để xoá dữ liệu trong máy tính và nâng điểm cho 39 thí sinh, trong đó có 4 thí sinh được bị cáo nâng điểm đã cảm ơn hơn 1 tỷ đồng. “Các trường hợp khác được nâng điểm là do bị cáo có quan hệ đồng nghiệp, bạn bè, cấp trên và cấp dưới. Nội dung bản cáo trạng truy tố bị cáo là đúng”, Nga nói.

Về thời điểm đưa và nhận tiền nâng điểm cho thí sinh, bị cáo Nga cho biết được thực hiện ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi. “Khi có thông tin Thanh tra Bộ GD&ĐT kiểm tra, anh Yến gọi bị cáo đến nhà nói rằng, dữ liệu trong thùng rác vẫn có thể khôi phục và yêu cầu tải về để xóa dấu vết. Trước khi xóa sạch dữ liệu trên máy tính, bị cáo đã in ra 16 đĩa CD để giao cho anh Yến”, Nga khai. 

HĐXX yêu cầu đối chất, bị cáo Yến phủ nhận việc chỉ đạo bị cáo Nga xóa dữ liệu trên máy tính. Bị cáo Yến thừa nhận, ngày 19-7 có này nhận được túi đĩa này nhưng không rõ số lượng bên trong. Sau khi Thanh tra Bộ GD-ĐT kiểm tra thấy dữ liệu còn nguyên vẹn nên bị cáo Yến mang lô đĩa tiêu hủy. Ngoài phủ nhận lời khai của bị cáo Nga về mình, bị cáo Yến cũng không thừa nhận nhờ nâng điểm cho 15 thí sinh. “Bị cáo chỉ chuyển danh sách cho chị Nga nhờ xem điểm trước vì nể nang những người nhờ. Bị cáo không chỉ đạo cấp dưới sửa bài của thí sinh. Việc nhờ xem điểm trước, bị cáo không được hưởng lợi ích vật chất hoặc tinh thần”, bị cáo Yến khai.

Trái ngược với những lời chối tội của cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La Trần Xuân Yến, trước bục khai báo, bị cáo Cầm Thị Bun Sọn (cựu Phó trưởng phòng chính trị- tư tưởng, Sở GD&ĐT Sơn La) thừa nhận, khi được phân công làm nhiệm vụ niêm phong bài thi nhưng cố tình làm sai, tạo điều kiện cho việc sửa theo hướng nâng điểm.

Ngày 30-6-2018, bị cáo Sọn cùng 3 bị cáo khác sửa điểm cho 32 bài thi. “Trước đó, bị cáo cũng được thông tin của một người bạn học nhờ xem giúp điểm cho con họ. Và nếu có cơ hội nâng giúp điểm để đủ điểm vào trường Công an thì họ sẽ cảm ơn 400 triệu đồng. Bị cáo được đưa và nhận trước 360 triệu đồng”, bị cáo Sọn khai.

Khi trả lời thẩm vấn HĐXX, bị cáo Đặng Hữu Thủy, cựu Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu; bị cáo Lò Văn Huynh, cựu Trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Sơn La; bị cáo Nguyễn Thanh Nhàn, cựu Phó trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Sơn La đều thừa nhận, nội dung bản cáo trạng của Viện KSND tỉnh Sơn La truy tố là đúng người, đúng tội. Kết thúc phần thẩm vấn các bị cáo, HĐXX chuyển sang hỏi các nhân chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Bị cáo Vũ Trọng Lương.

*Đau lòng khi thấy cấp dưới “trộm” bài thi thí sinh để sửa điểm

Ngày 16-10, HĐXX TAND tỉnh Hà Giang tiếp tục thẩm các bị cáo, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án nâng điểm thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh này.

 Trả lời HĐXX, ông Vũ Văn Sử, cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang cho biết, tối 6-7-2018 tại Trường THPT chuyên Hà Giang, dù bài thi trắc nghiệm đã chấm xong nhưng tài liệu, bài thi vẫn phải được bảo quản tại Trường THPT chuyên Hà Giang vì có nhiều lực lượng bảo vệ. Sau khi ông Sử về thì có thầy giáo trong trường gọi điện báo, phòng chứa bài thi trắc nghiệm chỉ khóa 1 ổ khóa (theo quy định của Sở phải khóa 2 ổ khóa) nên ông quay trở lại Trường THPT chuyên Hà Giang. 

“Xem hình ảnh từ camera giám sát, tôi và và nhiều cán bộ đã phát hiện Vũ Trọng Lương, khi đó là Phó trưởng phòng Khảo thí, Sở GD&ĐT Hà Giang một mình mở niêm phong, mở khóa phòng chứa bài thi bê ổ cứng máy tính ra. Sau đó, tôi và nhiều người lập tức đến nhà Lương và nhà Nguyễn Thanh Hoài, khi đó nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Giang nhưng đều không gặp được ai”, ông Sử khẳng định.

 Sau đó, ngày 7-7-2018, Sở GD&ĐT Hà Giang đã tổ chức cuộc họp và Vũ Trọng Lương thừa nhận đã vận chuyển tài liệu, máy tính từ Trường THPT chuyên Hà Giang về Sở GD&ĐT Hà Giang để thực hiện việc nâng điểm cho thí sinh. Trước HĐXX, ông Sử thừa nhận sai phạm và khẳng định, bản thân đã nhận trách nhiệm với cơ quan cao nhất là UBKT Trung ương và ông sẵn sàng nhận kỷ luật.

HĐXX hỏi ông Nguyễn Thế Bình (Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang) là người đại diện Sở GD&ĐT Hà Giang với tư cách đơn vị liên quan. 

Trả lời HĐXX, ông Bình tiếc nuối vì các bị cáo đều công tác lâu năm và có nhiều cống hiến cho hoạt động chung của ngành giáo dục tỉnh Hà Giang. Ông Bình nhận thấy đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến ngành giáo dục tỉnh. 

Nguyễn Hưng

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文