Điều tra bổ sung vụ cựu Tổng giám đốc Upexim lừa chiếm hàng trăm tỷ đồng

08:34 23/08/2018
Tổng Giám đốc Upexim đã mang sổ đỏ một thửa đất ở Bình Dương đem thế chấp cho một ngân hàng ở quận 1 mà không thông báo cho ngân hàng biết thửa đất đã thế chấp một ngân hàng khác.

Ngày 22-8, sau 5 ngày xét xử, TAND TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định trả hồ sơ bổ sung vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Cổ phần Sản xuất - Xuất nhập khẩu lâm sản và Hàng tiểu thủ công nghiệp (Upexim). 

Theo HĐXX, quá trình xét hỏi tại toà cho thấy hồ sơ vụ án còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ như số tiền thiệt hại, nguồn gốc của số tiền mua nhà, vụ án có đồng phạm khác hay không... 

Liên quan đến vụ án, có 4 bị cáo bị truy tố gồm Trương Vui (59 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc (TGĐ) Upexim), Tống Thị Bích Loan (60 tuổi, nguyên Giám đốc), Châu Thị Khoa (55 tuổi, nguyên Phó Giám đốc kiêm kế toán trưởng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bihimex Biên Hoà) và Nguyễn Thị Mỹ Dung (58 tuổi, nguyên nhân viên Phòng Kinh doanh Bihimex Biên Hoà).

Theo cáo trạng, Công ty Upexim thành lập năm 2002 do ông Trương Vui làm Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ. Năm 2010, UBND TP Hồ Chí Minh có chủ trương bán chỉ định căn nhà mặt tiền số 4-6 Hồ Tùng Mậu (quận 1) cho Upexim nhưng do công ty đang khó khăn về tài chính nên Vui bàn với HĐQT nhất trí để Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại Tradeco tham gia góp vốn hợp tác kinh doanh xây dự án Upex Tower. 

Hai bên đã ký hợp đồng góp vốn để mua nhà đất, đầu tư xây dựng và khai thác căn nhà trên với tổng trị giá 120 tỷ đồng. Thực hiện hợp đồng, Công ty Tradeco đã chuyển vào tài khoản của Upexim 60 tỷ đồng. Upexim đã lấy 10 tỷ đồng để trả tiền nhà đất, số còn lại chi vào các hoạt động của công ty.

Cũng trong khoảng thời gian này, do biết được chủ trương nhà nước bán lại căn nhà trên cho Upexim nên ông Phùng Xuân Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty Kim Cương Xanh đã chủ động gặp ông Vui mua lại căn nhà trên với giá 330 tỷ đồng. 

Ông Vui đồng ý bán mà không thông báo cho phía Tradeco, đồng thời cũng không nói cho ông Minh biết căn nhà trên có công ty Tradeco đồng sở hữu, chiếm đoạt của Công ty Kim Cương Xanh 47,8 tỷ đồng.

Bị cáo Trương Vui và các bị cáo tại tòa.

Tiếp theo đó, năm 2012, do muốn vay tiền tại một chi nhánh ngân hàng ở TP Hồ Chí Minh nhưng còn nợ quá hạn 45 tỷ đồng tại ngân hàng này chưa thanh toán, Vui đã bàn bạc với kế toán trưởng Upexim dùng pháp nhân hai Công ty Minh Quân (do Vui thành lập) và Công ty Toàn Cầu vay tiền, lấy tài sản là căn nhà số 4-6 Hồ Tùng Mậu thế chấp. 

Sau khi đem căn nhà trên thế chấp cho ngân hàng, Vui không thông báo cho phía đối tác Tradeco biết, tiếp tục lừa bán 20% thị phần căn nhà trên chiếm đoạt của Tradeco 24 tỷ đồng. 

Không dừng lại ở đây, cuối tháng 12-2012, Vui còn có hành vi gian dối khi mang sổ đỏ một thửa đất ở Bình Dương đem thế chấp cho một ngân hàng ở quận 1 mà không thông báo cho ngân hàng biết thửa đất đã thế chấp một ngân hàng khác, chiếm đoạt của ngân hàng này hơn 3,8 tỷ đồng. Với thủ đoạn nêu trên, cáo trạng xác định Vui đã có hành vi lừa đảo nhiều công ty, ngân hàng, chiếm đoạt gần 136 tỷ đồng.

Ngoài hành vi trên, từ 2009 đến 2013, Vui còn thông đồng với Tống Thị Bích Loan - nguyên Giám đốc và Châu Thị Khoa - nguyên Phó Giám đốc kiêm kế toán trưởng Bihimex Biên Hoà lập 18 hợp đồng mua bán hàng hóa khống giữa Upexim và Bihimex Biên Hoà với các đơn vị trung gian để rút tiền từ Bihimex cho Upexim vay, gây thiệt hại cho Bihimex và Tổng công ty Dofico 136,7 tỷ đồng. 

Loan và Khoa còn chỉ đạo nhân viên lập chứng từ khống thanh toán tiền giao nhận hàng để rút tiền quỹ 77 triệu đồng để sử dụng chi phí ngoài sổ sách kế toán. Đối với Dung, mặc dù không thực hiện việc giao nhận hàng nhưng đã có hành vi ký 119 hóa đơn mua hàng, phiếu nhập hàng khống của Upexim và các công ty trung gian gây thiệt hại cho công ty.

A. Huy

Chiều 7/1, dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu, lãnh đạo TP Hải Phòng tổ chức gặp mặt, biểu dương và khen thưởng Thủ môn đội tuyển bóng đá Việt Nam Nguyễn Đình Triệu, với số tiền thưởng lên tới 550 triệu đồng cùng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP.

Human metapneumovirus (HMPV) không phải là virus mới, đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023-2024 và đã được ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ thấp (12.5% ở trẻ em) so với các tác nhân khác như rhinovirus (44,6%), virus hô hấp hợp bào RSV (41,1%), cúm A (25%). Thông tin này được Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đưa ra ngày 7/1 trong tình cảnh virus HMPV đang bùng phát tại Trung Quốc, gây ra đợt bệnh hô hấp diện rộng khiến người dân lo lắng…

Ngày 7/1, Hội đồng Anh và IDP Việt Nam, hai đơn vị được cấp phép tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS tại Việt Nam đã cùng thông báo việc các kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển sang thi trên máy tính từ sau ngày 29/3.

Sáng 7/1, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại tổ 11, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Phó Trưởng Ban dân nguyện thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Ngày 7/1, Thanh tra tỉnh Kiên Giang công bố kết luận thanh tra về trách nhiệm của thủ trưởng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao gắn với việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng thu - chi tài chính, tài sản công và các dự án đầu tư tại Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang và các đơn vị trực thuộc.

Đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch sau chiến thắng thuyết phục trước Thái Lan. Sau giải đấu này, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cũng như cá nhân huấn luyện viên Kim Sang-sik sẽ có thêm nhiều sự gợi ý, định hướng về định hướng chiến lược cho năm 2025 và xa hơn nữa.

Ngày 7/1, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 5 đối tượng về tội “Mua bán người”; đồng thời, tiếp tục điều tra các hành vi “Cho vay lãi nặng”; “Xuất nhập cảnh trái phép”; “Bắt giữ người trái pháp luật”…, mở rộng điều tra vụ án.

Sau khi dụ dỗ bị hại chuyển tiền vào tài khoản ảo, các đối tượng lừa đảo nhanh chóng sử dụng tài khoản ngân hàng do các công ty đứng tên chuyển số tiền trên sang nhóm rửa tiền. Từ đây, nguồn tiền thật được chuyển thành tiền ảo, rồi lại chuyển lòng vòng qua nhiều bước để “cắt đuôi”, sau đó chuyển về ví điện tử để rút tiền thật...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文