Động vật hoang dã quý hiếm nuôi “hợp pháp” ở Đồng Tháp?

07:14 10/11/2018
26 cá thể rùa đầu to là động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm được liệt kê trong Phụ lục I, Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã (ĐVHD), nguy cấp (CITES) vừa bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Kom Tum phát hiện, thu giữ trên xe khách nhưng được lái xe xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp từ một trang trại ở tỉnh Đồng Tháp.


Sự việc này đang gây ra nhiều ý kiến về việc ai cấp phép cho trang trại này nuôi nhốt ĐVHD nguy cấp.     

Ngày 4-11-2018, lực lượng CSGT Công an tỉnh Kom Tum kiểm tra xe khách BKS 36B-022.32 đã phát hiện rắn và nhiều loại rùa, trong đó có 26 cá thể (tổng khối lượng 14,5kg) được xác định là loại rùa đầu to – loài rùa đặc biệt nguy cấp, quý hiếm. 

Điều đáng nói là lái xe đã cung cấp được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của 11kg rùa đầu to tại trang trại của ông Trần Chí Đại (trú tại xã An Hòa, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp). Giấy phép vận chuyển do Hạt Kiểm lâm huyện Tam Nông, Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp cấp.

Các chuyên gia khẳng định không thể gây nuôi thương mại rùa đầu to.

Theo Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) thì tại Điều 10, Nghị định 62/2006/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 98/2011/NĐ-CP), một trong các điều kiện tiên quyết để đăng ký thành lập các trang trại nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục của CITES (như rùa đầu to) thì đối với trang trại nuôi sinh sản và nuôi sinh trưởng phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản. 

Tuy nhiên, qua tham khảo ý kiến của 4 cơ quan khoa học CITES Việt Nam, ENV được biết, các cơ quan này chưa bao giờ xác nhận bằng văn bản về khả năng nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng rùa đầu to. 

Theo ENV thì trong trường hợp này, việc cơ quan kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp cấp phép cho cơ sở của ông Trần Chí Đạt gây nuôi sinh sản, sinh trưởng loài rùa đầu to và sau đó cấp phép vận chuyển loài này là trái quy định hiện hành của pháp luật.

Theo bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước ngay lập tức vào cuộc để chấm dứt tình trạng cấp phép nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng vì mục đích thương mại đối với rùa đầu to và các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm khác tại các địa phương cũng như xử lý các cơ quan, đối tượng có dấu hiệu tắc trách theo đúng quy định của pháp luật”- bà Hà cho biết.

Theo ENV thì để chấm dứt tình trạng nuôi nhốt ĐVHD quý hiếm, Bộ NN&PTNT cần nhanh chóng có biện pháp thống kê, xác minh và thu hồi giấy phép của những cơ sở đã được cấp phép gây nuôi thương mại những loài này. 

Đồng thời chỉ đạo Sở NN&PTNT và Chi cục Kiểm lâm các địa phương tăng cường công tác quản lý các cơ sở gây nuôi ĐVHD trên địa bàn, kiên quyết rút giấy phép những cơ sở không đủ điều kiện nuôi ĐVHD cũng như thắt chặt quy trình cấp phép vận chuyển ĐVHD.

Các chuyên gia khẳng định không thể gây nuôi thương mại rùa đầu to
Trần Hằng

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文