“Đường đi” của ông Đinh La Thăng trong vụ thất thoát 800 tỷ đồng tại PVN

09:21 31/03/2018
Phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐTV/HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và đồng phạm đã kết thúc chiều 29-3.

Với tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, ông Thăng đã phải nhận bản án 18 năm tù và hình phạt bổ sung là bồi thường cho PVN số tiền 600 tỷ đồng. 

Các bị cáo khác tuỳ theo mức độ phạm tội mà phải nhận mức án từ 15 tháng cải tạo không giam giữ đến 23 năm tù. Hình phạt bổ sung mà các bị cáo phải thực hiện là bồi thường cho PVN số tiền 200 tỷ đồng. Vậy, “đường đi” của ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ thất thoát 800 tỷ đồng này như thế nào?

1. Sau khi PVN đề xuất với cấp có thẩm quyền nhưng không được thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt, ông Đinh La Thăng chỉ đạo ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó Tổng Giám đốc PVN và ông Nguyễn Xuân Sơn, Trưởng ban trù bị Ngân hàng TMCP Hồng Việt làm việc với một số tổ chức tín dụng để thỏa thuận việc góp vốn, trong đó có Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank). 

Tháng 9-2008, ông Sơn và ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Oceanbank trao đổi, bàn bạc về việc PVN góp vốn trở thành cổ đông chiến lược của Oceanbank. Do Oceanbank đang có nhu cầu tăng vốn điều lệ để hoạt động và nhận thấy PVN có tiềm lực kinh tế, có nhiều nguồn vốn nên ông Thắm đã đồng ý với đề nghị của ông Sơn. 

Ngày 17-9-2008, ông Thắm được ông Sơn mời đến trụ sở PVN ở Hà Nội để gặp gỡ, làm việc với đại diện PVN gồm các ông: Đinh La Thăng, Nguyễn Ngọc Sự, Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Mạnh Hà (Chuyên viên Ban trù bị Ngân hàng TMCP Hồng Việt) để thống nhất thỏa thuận PVN tham gia góp vốn khi Oceanbank tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng trong năm 2008, bằng hình thức PVN góp 20% vốn điều lệ tương đương 400 tỷ đồng, và các cổ đông là cán bộ công nhân viên của PVN đã tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt là 10% vốn điều lệ Oceanbank. 

Đồng thời, Oceanbank tiếp nhận số cổ đông này về làm việc và tiếp nhận cơ sở vật chất, thiết bị đã được Ban trù bị thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt đầu tư, mua sắm.

Căn cứ vào kết quả làm việc với đại diện Oceanbank, ngày 18-9-2008, ông Sự đã ký Văn bản số 140B gửi ông Thăng báo cáo kết quả đàm phán với ông Thắm, kèm theo báo cáo đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu tài chính của Oceanbank, trong đó có nêu “Nhìn tổng thể đến 31-3-2008, Oceanbank là ngân hàng có quy mô nhỏ, khả năng thanh khoản thấp. 

Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, Oceanbank đứng trước khó khăn trong vấn đề huy động vốn với lãi suất hợp lý để cân đối với nguồn sử dụng… Oceanbank thuộc nhóm tổ chức tín dụng có xếp hạng trung bình khá trong số các ngân hàng thương mại cổ phần”. 

Cùng ngày 18-9-2008, mặc dù không tổ chức cuộc họp Hội đồng quản trị, không lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị nhưng ông Thăng đã ký Thỏa thuận số 6934 với ông Thắm để PVN tham gia góp vốn vào Oceanbank theo các nội dung hai bên đã thống nhất.

Ngày 29-9-2008, ông Sự ký tiếp văn bản số 146 của PVN gửi Hội đồng quản trị đánh giá về năng lực của Oceanbank, trong đó nêu rõ tính thanh khoản của ngân hàng này hiện nay kém và rất nhạy cảm với bất cứ một biến động nào của thị trường. 

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Oceanbank giảm từ 30,6% năm 2006; 19,5% năm 2007 xuống còn 18,6% cho những tháng đầu năm 2008. Như vậy là ông Thăng biết rõ hiện trạng yếu kém của Oceanbank nhưng không đưa ra bàn bạc, thảo luận và xin ý kiến Hội đồng quản trị mà vẫn quyết định góp vốn của PVN vào Oceanbank.

Việc ông Đinh La Thăng góp vốn trái quy định của PVN vào Oceanbank của ông Hà Văn Thắm đã khiến cả hai vướng vòng lao lý.

2. Sai phạm nghiêm trọng của ông Đinh La Thăng thể hiện rõ qua việc ông quyết định góp vốn khi biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank; ký ban hành nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn góp khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. 

Ông Thăng cũng không thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về vốn góp. Đến thời điểm ngày 1-1-2011, khi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực, Luật quy định “Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng...”. 

Nhưng với vai trò là Chủ tịch HĐTV, ông Thăng vẫn quyết định duy trì tỷ lệ sở hữu góp vốn điều lệ của PVN tại Oceanbank là 20%, vượt quá tỷ lệ cho phép 15%. 

Hành vi cố ý làm trái của ông Thăng đã vi phạm quy định tại khoản 4, điều 16, khoản 1, điều 20 Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN được ban hành kèm theo Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3780/VPCP-ĐMDN ngày 9-6-2008 của Văn phòng Chính phủ, gây thiệt hại cho PVN tổng số tiền 800 tỷ đồng.

Theo số liệu thanh tra của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong các năm từ 2009 đến 2013, Oceanbank kinh doanh thua lỗ, lỗ luỹ kế và dẫn tới âm vốn chủ sở hữu (lợi nhuận trước thuế sau thanh tra) tới 2,5 lần. 

Điều đó cho thấy, số liệu báo cáo tài chính hàng năm tại Oceanbank là không chính xác, phản ánh không đầy đủ hoạt động tài chính, không phản ánh các sai phạm trong cấp tín dụng cũng như huy động vốn tại Oceanbank, đặc biệt là chủ trương “chi lãi ngoài” của Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm đã gây thiệt hại cho khách hàng hơn 69 tỷ đồng; thiệt hại cho các cổ đông của Oceanbank là 1.576 tỷ đồng, trong đó PVN là 49 tỷ đồng. 

Do vậy, lợi nhuận cũng như cổ tức có được theo báo cáo tài chính của Oceanbank là ảo, không đúng với bản chất hoạt động của Oceanbank.

3. Tại phiên toà, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khai nhận đã nhận số tiền trên 200 tỷ đồng từ Hà Văn Thắm, sau đó đưa cho bị cáo Ninh Văn Quỳnh khoảng 180 tỷ đồng. Ngoài ra, bị cáo Sơn còn khai mua cho bị cáo Quỳnh một căn hộ tại Toà nhà Star City ở đường Lê Văn Lương (Hà Nội). 

Nhưng tại phiên xử, bị cáo Quỳnh chỉ khai đã nhận 20 tỷ đồng từ bị cáo Sơn. Và số tiền này, gia đình đã thay bị cáo Quỳnh nộp vào Cơ quan thi hành án để khắc phục hậu quả. 

Về số tiền còn lại, theo lời khai của bị cáo Sơn, Hội đồng xét xử kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ về việc chi lãi ngoài và sử dụng như thế nào, nếu có vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với các thành viên HĐQT/HĐTV PVN giai đoạn 2008-2010 gồm: Hoàng Xuân Hùng, Trần Ngọc Cảnh, Đỗ Văn Đạo, Phan Thị Hoà và Phùng Đình Thực trong giai đoạn PVN tham gia góp vốn vào Oceanbank, các thành viên này đã biểu quyết đồng ý trên các tờ trình để làm cơ sở cho ông Đinh La Thăng ký nghị quyết về việc tham gia góp vốn của PVN vào Oceanbank khi chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ là vi phạm pháp luật. 

Liên quan đến sự việc này, Viện KSND tối cao đã yêu cầu Cơ quan CSĐT Bộ Công an tách hành vi liên quan trong vụ án hình sự của những người có tên trên để tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Hưng

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文