Giả danh Cảnh sát PCCC để thực hiện hành vi lừa đảo

15:19 08/06/2019

Chiều 8-6, Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Công an tỉnh vừa phát đi thông báo gửi đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để cảnh báo hành vi giả danh lực lượng công an nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Thời gian gần đây, Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế nhận được nhiều phản ánh từ người dân và các cơ quan, đơn vị chủ đầu tư, doanh nghiệp trong tỉnh về sự việc có một số đối tượng giả danh lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH hoặc người nhà của lãnh đạo Công an tỉnh để lừa đảo. 

Thủ đoạn của các đối tượng là sử dụng các số điện thoại 0931.387.289; 0932.388.036 tự xưng là Cảnh sát PCCC và CNCH của Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế hoặc Bộ Công an để gọi đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân thông báo kiểm tra PCCC và đe dọa xử phạt. Sau đó các đối tượng yêu cầu các cơ quan, đơn vị thanh toán tiền trực tiếp cho nhân viên bưu điện để nhận bưu phẩm hoặc chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng đưa ra nhằm được cấp giấy Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC tránh việc bị xử phạt.

Nhiều đối tượng đã giả danh Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, chúng còn tự nhận người nhà của cán bộ, chỉ huy Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH; lãnh đạo Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế để liên hệ đe dọa về việc Cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH kéo dài thời gian; chậm giải quyết các thủ tục hồ sơ cấp giấy phép về PCCC hoặc không nghiệm thu về PCCC nếu không giao cho chúng thiết kế hồ sơ PCCC, thi công, lắp đặt hệ thống thiết bị PCCC. Từ đó, các đối tượng ép buộc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân phải mua hoặc lắp đặt các phương tiện, thiết bị PCCC do chúng cung cấp.

Thông báo hành vi giả danh lực lượng công an để lừa đảo của Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Qua công tác điều tra, nắm tình hình, Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế xác định các đối tượng có hành vi nêu trên đã vi phạm quy định pháp luật, sử dụng các thủ đoạn lừa đảo để thu lợi bất chính. Bên cạnh đó còn gây phiền hà, nhũng nhiễu, khó khăn cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của lực lượng Công an tỉnh và ngành Công an. 

Công văn của Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế gửi các cơ quan đơn vị trên địa bàn về cảnh báo thủ đoạn giả danh Công an lừa đảo.

“Nếu phát hiện các hành vi lừa đảo như trên, đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân báo ngay cho Công an tỉnh qua đường dây nóng theo số điện thoại: 0914.743.385 để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý”, Đại tá Nguyễn Trường Sơn cho hay.

Anh Khoa

Liên quan đến vụ đấu giá quyền khai thác khoáng sản điểm mỏ cát ĐB2B, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn từ giá khởi điểm hơn 1,2 tỷ đồng lên mức trúng đấu giá bất thường là hơn 370 tỷ đồng, chiều 25/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đã khởi tố vụ án "Vi phạm các quy định về đấu giá".

Tiểu khu 416 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai được biết đến từ lâu là điểm “nóng” về khai thác vàng trái phép. Có những thời điểm nơi đây có đến hàng trăm người dân đổ xô vào khai thác vàng. Cơ quan chức năng đã nhiều lần tổ chức truy quét, đốt máy móc, lán trại… nhưng “vàng tặc” vẫn hoạt động.

Ngày 25/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế cho biết đã tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Văn Phương Tâm (SN 1983, quê quán TP Huế, trú ở quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) để điều tra làm rõ hành vi “Cố ý làm hư hỏng tài sản” xảy ra tại điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

Vụ việc liên quan đến đối tượng Ngô Thị Theu (còn gọi là “Madam Ngo” hay “Bà Ngô”), một công dân Việt Nam, vừa bị Intepol, Cảnh sát Thái Lan và Công an Việt Nam phối hợp bắt giữ tại một khách sạn ở quận Watthana của Bangkok, Thái Lan (ngày 23/5), vì liên quan đến vụ lừa đảo tài sản mã hóa trị giá 300 triệu USD. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.