Hà Văn Thắm khai chi lãi ngoài là để “chăm sóc khách hàng”

12:00 01/09/2017
Sáng 1-9, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên toà xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank).

Phần lớn thời gian buổi sáng, HĐXX hỏi đại diện các công ty, doanh nghiệp gửi tiền tại Oceanbank để hưởng lãi vượt trần. Các công ty, doanh nghiệp này được cơ quan tố tụng xác định đã nhận tiền lãi suất ngoài của Oceanbank trong quá trình gửi tiền.

Đại diện uỷ quyền của các hàng chục công ty, doanh nghiệp đều phủ nhận việc nhận tiền lãi ngoài hợp đồng (còn gọi là tiền “chăm sóc khách hàng”) của Oceanbank.

Bị cáo Hà Văn Thắm. Ảnh: Zing.

Duy nhất đại diện Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ dầu khí biển cho biết, có một cá nhân trong công ty nhận được một khoản tiền của Oceanbank gửi vào tài khoản 17.200.000 đồng.

Sau này cơ quan điều tra thông báo về số tiền này, cá nhân này đã tự nguyện hoàn trả. “Đây chỉ là tư cách cá nhân nhận được tiền “chăm sóc khách hàng” của Oceanbank chứ không phải đại diện cho công ty. Công ty không nhận được bất kỳ khoản tiền chi lãi ngoài của Oceanbank”, đại diện uỷ quyền nói.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn. Ảnh: Kiến thức.

Một trong những doanh nghiệp lớn đã gửi tiền tại Oceanbank là Liên doanh Dầu khí Việt-Nga (Vietsovpetro). Đại diện doanh nghiệp cho biết, không nhận được tiền gửi ngoài hợp đồng của Oceanbank.

Để làm rõ lời khai của đại diện Vietsovpetro, Chủ toạ phiên toà đã yêu cầu hai cựu Tổng Giám đốc Oceanbank là Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Minh Thu đối chất. 

Nguyễn Xuân Sơn khai “Bị cáo trực tiếp đưa tiền và quà cho Kế toán trưởng của Vietsovpetro là Võ Quang Huy và cựu Tổng Giám đốc Vietsovpetro Nguyễn Hữu Tuyến khoảng 10 lần, mỗi lần đưa từ 10 đến 20 ngàn USD hoặc từ 200 đến 300 triệu đồng”.

Nguyễn Minh Thu khai thêm “Bị cáo đã nhiều lần đưa tiền “chăm sóc khách hàng” cho Vietsovpetro, tỷ lệ đưa cho Kế toán trưởng là 70% và Tổng Giám đốc 30%.

Việc chi lãi ngoài được Chủ tịch HQĐQT Hà Văn Thắm chỉ đạo, phê duyệt. Bị cáo chuyển cho Kế toán trưởng Võ Quang Huy và Tổng Giám đốc Nguyễn Hữu Tuyến. Sau khi ông Tuyến nghỉ hưu, bị cáo tiếp tục chuyển tiền “chăm sóc khách hàng” cho ông Từ Thành Nghĩa, Tổng Giám đốc Vietsovpetro sau thời ông Tuyến”.

Bị cáo Nguyễn Minh Thu. Ảnh:Infonet

Theo lời khai của bị cáo Thu, Vietsovpetro chủ yếu gửi tiền ngoại tệ chứ rất ít tiền Việt. Thời điểm Vietsovpetro gửi nhiều nhất là hơn 100 triệu USD (hơn 2 nghìn tỷ đồng).

“Trong thời gian giữ chức vụ Tổng Giám đốc, bị cáo thường xuyên giao dịch với đại diện của Vietsovpetro nên việc chăm sóc họ là điều dễ hiểu.

Tất cả các trường hợp chi tiền “chăm sóc khách hàng” đều được bị cáo báo cáo anh Thắm và được anh Thắm đồng ý thì bị cáo mới dám quyết định. Khi đi “chăm sóc khách hàng”, bị cáo đều đi cùng với Giám đốc hoặc Phó Giám đốc các chi nhánh của Oceanbank”, bị cáo Thu khai rõ.

Bị cáo Nguyễn Thị Kiều Liên, cựu Giám đốc Oceanbank chi nhánh Vũng Tàu xác nhận lời khai của bị cáo Thu là đúng sự thật. “Mỗi khi chị Thu đến, bị cáo đều trực tiếp liên hệ tới các đơn vị là khách hàng của Oceanbank. Sau đó, bị cáo tháp tùng lãnh đạo đến các đơn vị này.

Bị cáo chỉ đi cùng, còn đi để làm gì thì bị cáo không biết vì bị cáo là cấp dưới nên không dám hỏi lãnh đạo đến đó để làm gì. Bị cáo cũng không biết có phải lãnh đạo Oceanbank đến các đơn vị khách hàng của Oceanbank để “chăm sóc khách hàng” không”, bị cáo Liên khai.

Bị cáo Nguyễn Thị Kiều Liên

Khi HĐXX thẩm vấn, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank Hà Văn Thắm khai, những điều bị cáo Sơn, bị cáo Thu, bị cáo Liên khai trước Toà đều là sự thật. “Đây là chủ trương của lãnh đạo Oceanbank và các bị cáo trên chỉ thay mặt cho Oceanbank đi “chăm sóc khách hàng”.

Việc trả lãi ngoài là cách để Oceanbank giữ khách vì thời điểm đó, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần  cũng giống như Oceanbank đều rất khó khăn.

Nếu không “chăm sóc khách hàng” chu đáo thì rất dễ mất khách, nhất là các khách hàng lớn và thường xuyên gửi tiền tại Oceanbank”, bị cáo Thắm khai nhận.

Sau khi thẩm vấn các bị cáo, đại diện uỷ quyền của các công ty, doanh nghiệp, HĐXX yêu cầu triệu tập cựu Tổng Giám đốc Vietsovpetro Nguyễn Hữu Tuyến và Kế toán trưởng Võ Quang Huy đến Toà để đối chất. 

Nguyễn Hưng

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文