Hành xử kiểu "xã hội đen" trong môi trường giáo dục

08:45 22/12/2006
Sau khi nghỉ việc và chấp nhận mất tháng lương cuối ở Trường Anh ngữ Quốc tế Âu Mỹ (IWEP), cô Cần và cô Chi liên tục nhận được những cuộc điện thoại đe doạ. Khi cô Cần vừa bước ra khỏi nhà liền bị hành hung và bị doạ giết...

Sự việc đã diễn ra từ trước khi cô Trần Thị Minh Cần và Hồ Thảo Chi nghỉ làm việc cho Trường Anh ngữ Quốc tế Âu Mỹ (IWEP) bởi lý do bị "buộc" bồi thường từ phía nhà trường vào thời điểm tháng 7/2006. Theo các cô cho biết, họ được IWEP tuyển vào làm việc tại trường với chức danh nhân viên tuyển sinh mà không hề có hợp đồng làm việc.

Mâu thuẫn bắt đầu từ những bài báo

Trong thời gian hơn 1 năm làm việc, có một số học viên do các cô tư vấn đã xin nghỉ và đòi lại tiền học phí do phía nhà trường không đáp ứng được chất lượng đào tạo theo yêu cầu so với mức học phí 4,5 triệu đồng/ khóa.

Thế nhưng, IWEP đã không nghiêm túc rút kinh nghiệm mà còn buộc các nhân viên như cô Cần, cô Chi phải bồi thường thiệt hại bằng cách bỏ tiền túi ra trả cho học viên, bởi quy định "học phí đã đóng rồi sẽ không hoàn lại với bất kỳ lý do nào?!" ghi trên phiếu thu "tự in" của trường.

Trước trách nhiệm quá nặng nề về tài chính, 2 cô đã phải xoay xở bằng cách lấy khóa học dở của người bỏ học rồi thương lượng "bán" lại cho những người mới đến đăng ký học để có tiền nộp trả cho trường.

Quá "bất mãn" với kiểu làm việc như vậy, các cô đã xin nghỉ việc nhưng phần tiền trả cho học viên mà các cô còn thiếu thì đại diện nhà trường đã "lập biên bản vi phạm" buộc phải bồi thường.

Không có tiền, các cô đã bị "ép" phải "gửi" xe gắn máy lại trường để thế chấp. Cô Cần thì đem 8 triệu đồng đến trường nộp "bồi hoàn" để "chuộc" xe ngay sau đó. Còn cô Chi do khó khăn nên chiếc xe máy mang BKS 65V-647 đã bị IWEP giữ lại từ ngày 3/7 đến nay vẫn chưa trả!

Ngoài ra, cô Chi còn cho biết, tháng lương cuối cùng hơn 2 triệu đồng của cô cũng bị nhà trường giữ lại. Và không chỉ các cô, còn có một số nhân viên nữa đã phải nghỉ việc trong trường hợp tương tự.

Sau khi nghỉ việc, cả 2 người đều xin vào làm việc ở Trường Ngoại ngữ Á Âu trên đường 3/2, phường 12, quận 10. Sự việc trên sẽ không được ai biết đến nếu như không có một loạt bài trên các báo T.N., T.N. online và S.G.G.P. online nói đến chất lượng đào tạo ngoại ngữ của IWEP.

Nghi ngờ 2 cô này cung cấp thông tin cho báo chí nên đã có rất nhiều cuộc điện thoại từ số máy 0938638144 và một vài số  điện thoại công cộng khác liên tục gọi tới nơi làm việc của 2 cô để đe dọa.

Dấu hiệu phạm tội đã quá rõ!

Trong CD ghi âm các cuộc điện thoại "đe dọa và khủng bố tinh thần" gửi cho chúng tôi, lời lẽ của người gọi điện đến Trường Ngoại ngữ Á Âu hết sức tục tĩu, vô văn hóa và rất phi giáo dục mà chúng tôi không tiện nói ra ở đây.

Tiếp xúc với chúng tôi, một số nhân viên ở Trường Ngoại ngữ Á Âu đều khẳng định đó là giọng nói của Phạm Thanh Ngọc, người nhà của chủ trường IWEP, làm công việc giám sát nhân viên tại các cơ sở của trường này.

7h tối 17/12, khi cô Cần vừa bước ra khỏi nhà tại đường Trung Lang, phường 12, quận Tân Bình đã bị 2 kẻ lạ mặt chờ sẵn hành hung. Một tên ngồi trên xe nổ máy, một tên lao tới đánh túi bụi khiến cô bầm tím cả mặt.

Những ngày sau đó, vẫn tiếp tục có một tên lảng vảng trước cửa nhà khiến cô sợ không dám ra ngoài. Tiếp đó, Trường Á Âu lại nhận được điện thoại đe dọa sẽ "giết chết" các cô này nếu vẫn còn làm việc tại Á Âu hoặc làm tại bất cứ trường ngoại ngữ nào trên đường 3/2!

Sau khi sự việc xảy ra, Trường Ngoại ngữ Á Âu đã gửi đơn trình báo tới cơ quan Công an phường 12, quận 10 và Công an quận 10. Bản thân cô Trần Thị Minh Cần sau khi bị hành hung cũng đã tới Công an phường 12, quận Tân Bình trình báo.

Cơ quan Công an phụ trách các địa bàn nói trên cần nhanh chóng vào cuộc, tìm ra thủ phạm và làm sáng tỏ vụ việc, để ngăn chặn ngay những hành động phạm pháp

Đ.T.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文