Hoãn phiên toà xét xử nữ nhà báo bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt 280 triệu đồng

10:53 25/12/2018
Doanh nghiệp tại Hậu Giang liên hệ, nhờ Phạm Lê Hoàng Uyển tìm cách gỡ các bài viết bất lợi thì được ra giá 700 triệu đồng. Uyển đang nhận trước 280 triệu đồng thì bị lực lượng Công an bắt quả tang.

Ngày 25-12, TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) đưa ra xét xử bị cáo Phạm Lê Hoàng Uyển (42 tuổi, công tác tại Văn phòng đại diện phía Nam của Báo Hòa nhập và Phát triển) cùng Võ Hoàng Hà (40 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP Hóa chất khử trùng Châu Á) cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tại phiên toà, bị cáo Phạm Lê Hoàng Uyển đề nghị hoãn phiên toà do 2 luật sư bào chữa đều có đơn vắng mặt. 3 người được triệu tập gồm: ông Võ Thanh Long (giám đốc doanh nghiệp) cùng 2 nhân chứng khác cũng không có mặt nên đại diện Viện KSND yêu cầu hoãn phiên toà. Chủ toạ phiên toà đã thông báo hoãn để triệu tập những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Bị cáo Uyển và Hà tại phiên toà. 

Theo cáo trạng, ngày 31-7-2017 đến ngày 2-8-2017 trên Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh đăng bài viết với các tiêu đề: “Lần theo đường dây huy động 600 tỷ đồng cho dự án “ma” và “Ve sầu thoát xác”, phản ánh công ty cổ phần bất động sản Cao Thắng và Công ty cổ phần Quốc tế Ước mơ Việt do ông Võ Thanh Long làm Tổng giám đốc hoạt động kinh doanh, huy động vốn không minh bạch, có dấu hiệu lừa đảo.

Uyển là Trưởng văn phòng đại diện phía Nam của Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập và có mối quan hệ quen biết với chủ doanh nghiệp này. Ông Long đã liên hệ với Uyển tìm hiểu xem ai viết bài và có cách nào để gỡ các bài viết nói trên. Uyển ra giá muốn gỡ hai bài viết nói trên thì doanh nghiệp phải lo 200 triệu đồng. Đến ngày 4-8-2017, Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh tiếp tục đăng bài thứ 3, phản ánh Công ty bất động sản Cao Thắng “Vẽ khu du lịch 1.000 tỷ bằng miệng”.

Dù không có khả năng liên hệ để gỡ các bài báo đã phản ánh về doanh nghiệp nhưng Uyển vẫn nhận lời và chốt giá 700 triệu đồng cùng chi phí đi lại 30 triệu đồng nữa.

Ngày 6-8-2017, Uyển và Võ Hoàng Hà đến quán cà phê Hoa Cau (phường Tân An, quận Ninh Kiều) gặp ông Long nhận 280 triệu đồng thì bị lực lượng Công an bắt quả tang. Hà có vai trò giúp sức cho Uyển khi tìm cách hợp thức hoá số tiền đã nhận bằng việc làm hợp đồng mua bán cây kiểng. 

Văn Vĩnh

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文