Hơn một nghìn người “sập bẫy” chương trình Trái tim Việt Nam

20:31 25/02/2019
Bị can Trần Đức Trung là người chủ mưu và các đồng phạm đã chiếm đoạt 49,1 tỉ đồng của người tham gia Chương trình “Trái tim Việt Nam”; Lê Thị Hằng là người tuyên truyền lôi kéo người dân tham gia các chương trình trái pháp luật, gian dối chiếm đoạt tiền của người tham gia.


Ngày 25-2, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 6 bị can về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, gồm: Trần Đức Trung, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Trung tâm); Lê Thị Hằng, nguyên Tổng giám đốc Trung tâm; Bùi Thị Oanh, Phạm Văn Lực, Nhâm Sỹ Phúc và Phan Thị Thoa, cùng là nhân viên của Trung tâm.

Theo cáo trạng, Trung tâm thành lập, do Trần Đức Trung làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Lê Thị Hằng làm Tổng giám đốc. Trong khi Trung tâm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động và chưa có hoạt động gì phát sinh doanh thu nhưng từ tháng 4-2015, Trần Đức Trung, Lê Thị Hằng, Bùi Thị Hằng Phạm Văn Lực, Nhâm Sỹ Phúc, lấy danh nghĩa Trung tâm để tổ chức chương trình Trái tim Việt Nam, đưa ra các chính sách, hứa hẹn trả lãi suất cao để lôi kéo người dân nộp tiền cho Trung tâm. 

Cụ thể, Chương trình này đưa ra các chính sách như sau: Người tham gia đóng 1,2 triệu đồng, từ mã thứ 2 chỉ phải đóng 700 ngàn đồng và được Trung tâm hứa hẹn hỗ trợ từ 5,2- 5,7 triệu đồng (lợi nhuận từ 475%-814%. Sau khi đóng tiền, người tham gia được nhận 1 sản phẩm hỗ trợ là thực phẩm chức năng hoặc phân vi sinh trị giá khoảng 150 ngàn đồng. Người giới thiệu sẽ được hưởng 500 ngàn đồng…
Đối tượng Trần Đức Trung và Lê Thị Hằng.

Để tạo niềm tin, những đối tượng nêu trên đã tổ chức các hội thảo, cho soạn thảo các bức tâm thư, thư kêu gọi rồi đi xin chữ ký ủng hộ của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước. 

Quá trình tuyên truyền các bị can thường xuyên đưa thông tin sai sự thật về nguồn vốn Trung tâm, hứa hẹn người nộp tiền trong một khoảng thời gian nhất định sẽ nhận được tiền theo chính sách. Tuy nhiên, nguồn tiền để chi trả hầu hết là lấy của người tham gia sau trả cho người tham gia trước, một số rất ít là tiền của các nhà hảo tâm.

Bằng những thủ đoạn trên, các bị can đã lập 26 điểm tư vấn, 6 nhóm thu tiền và thông qua các điểm tư vấn, nhóm thu tiền để thu tiền của người tham gia tại 16 tỉnh, thành phố, sau đó chuyển về Trung tâm tổng cộng 148 tỉ đồng. Các bị can đã sử dụng 1 phần tiền của người nộp sau trả cho người nộp trước, mua sản phẩm hỗ trở, còn lại sử dụng vào mục đích cá nhân, chiếm đoạt của người tham gia chương trình. 

Cáo trạng xác định chỉ riêng tại điểm tư vấn tại số 102 Trường Chinh (Hà Nội), do Bùi Thị Oanh thuê địa điểm, đã thu khoảng 42,5 tỉ đồng của người tham gia, đã nộp về Trung tâm 6,12 tỉ đồng, còn lại 36,38 tỉ đồng, Oanh chi trả cho người tham gia và sử dụng vào mục đích cá nhân.

Từ tháng 12 năm 2015, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn ra quyết định giải thể Trung tâm nhưng Trần Đức Trung, Lê Thị Hằng đã tiếp tục móc nối với Nguyễn Tuấn Lân- Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Quốc tế Newstar tổ chức Chương trình “Liên kết ba bên”, thực hiện mô hình kinh doanh đa cấp, ban hành chính sách hỗ trợ có mức lợi nhuận lớn, với mục đích lấy tiền của người tham gia để tra cho người tham gia vào Chương trình “Trái tim Việt Nam”. 

Theo các cơ quan tố tụng, Chương trình “Liên kết ba bên” về bản chất là kinh doanh thực phẩm chức năng theo mô hình đa cấp nhưng chưa được sự cấp phép của cơ quan chức năng. Trong đó Nhâm Sỹ Phúc thực hiện theo chỉ đạo của Trần Đức Trung, qua đó đã thu của người tham gia 17,4 tỉ đồng. Đến ngày 8-1-2016, các đối tượng đã rút tiền trong tài khoản đưa lại cho Trần Đức Trung. Trung đã trả lại một phần cho người tham gia nhưng vẫn còn chiếm đoạt khoản tiền trên 2,7 tỉ đồng.

Theo cáo trạng Viện KSND tối cao, trong các Chương trình nêu trên, các bị can đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 1093 bị hại với số tiền chiếm đoạt là gần 43 tỉ đồng. Trong đó, Trần Đức Trung là người chủ mưu, tổ chức và điều hành hoạt động của các Chương trình trái pháp luật, gian dối trong việc đưa ra các chính sách hỗ trợ nhằm chiếm đoạt tài sản của người tham gia. 

Bị can và các đồng phạm đã chiếm đoạt 49,1 tỉ đồng của người tham gia Chương trình “Trái tim Việt Nam”, trong đó Trung chiếm đoạt 26,3 tỉ đồng; Lê Thị Hằng là người thực hành tích cực hành vi phạm tội cùng với Trần Đức Trung, tuyên truyền lôi kéo người dân tham gia các chương trình trái pháp luật, gian dối chiếm đoạt tiền của người tham gia. 

Trong khoảng tiền đã chiếm đoạt, Hằng chiếm hưởng cá nhân số tiền hơn 8,8 tỉ đồng. Các bị can còn lại đều được xác định là đồng phạm thực hành tích cực và chiếm hưởng những khoản tiền rất lớn. 

Trong đó, Bùi Thị Oanh chiếm hưởng 8,4 tỉ đồng, Phan Thị Thoa chiếm hưởng hơn 4 tỉ đồng, Phạm Văn Lực chiếm hưởng 520 triệu đồng; Nhâm Sỹ Phúc chiếm hưởng 881 triệu đồng. Các bị can Trần Đức Trung, Lê Thị Hằng, Nhâm Sỹ Phúc còn chiếm đoạt hơn 2,7 tỉ đồng của các bị hại trong Chương trình “Liên kết ba bên”.

Theo các cơ quan tố tụng, ngoài các bị can đã khởi tố, truy tố, hiện nay cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ các hành vi của những đối tượng liên quan.

Đào Minh Khoa

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文