Vụ “Ai tiếp tay cho cát tặc cào xé lòng sông Tiền” ở Đồng Tháp đăng trên Báo CAND:

Khởi tố Bí thư và Phó Bí thư Huyện ủy tiếp tay “cát tặc”

10:17 05/06/2013
Ngày 4/6, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV (PC46), Công an tỉnh Đồng Tháp đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Hồng Lâm (53 tuổi, tên thường gọi là Sáu Lâm, nguyên Bí thư Huyện ủy Hồng Ngự), ông Ngô Xuân Cảnh (56 tuổi, Phó Bí thư Huyện ủy Hồng Ngự) về hành vi vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên (cát sông).

Cùng bị khởi tố, còn có Dương Trung Kỉnh (41 tuổi, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện ủy Hồng Ngự) về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cả 3 đối tượng nói trên được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ công tác điều tra.

Kiên quyết đấu tranh với “cát tặc”

Báo CAND có bài viết “Ai tiếp tay cho các tặc cào xé lòng sông Tiền”, phản ánh về tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Tiền và một giám đốc doanh nghiệp (DN) khai thác cát cùng các cộng sự bị cơ quan điều tra khởi tố về hành vi khai thác trái phép tài nguyên (cát sông). Sau khi báo đăng, đến ngày 23/2, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã triển khai quyết định đình chỉ chức vụ Bí thư Huyện ủy Hồng Ngự đối với ông Nguyễn Hồng Lâm trong 90 ngày (kể từ ngày công bố quyết định) để làm rõ các dấu hiệu vi phạm những điều đảng viên không được làm và không còn đủ uy tín để điều hành công việc của một Bí thư Huyện ủy.

Nhiều công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự trở thành nguồn lợi lớn cho “cát tặc”.

Trong quá trình xác minh, ngày 2/4, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Tháp tiếp tục triển khai quyết định kiểm tra trách nhiệm đối với ông Ngô Xuân Cảnh, Phó Bí thư Huyện ủy Hồng Ngự và ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự về việc giám sát cán bộ cấp dưới, kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản công. Trong đó, có những việc liên quan đến chủ trương, quy trình quản lý và khai thác cát trên sông Tiền, đoạn qua thủy phận Hồng Ngự (Đồng Tháp).

Như Báo CAND đã thông tin, trong một thời gian dài trên tuyến sông Tiền, đoạn qua thủy phận huyện Hồng Ngự hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra rầm rộ, trở thành điểm nóng của dư luận và gây bức xúc trong nhân dân. Qua rà soát, ngành chức năng phát hiện, số phương tiện khai thác cát trái phép trên sông Tiền lúc cao điểm có gần 200 phương tiện (trong đó 10 sà lan có trọng tải từ 100 - 450 tấn, 50 ghe sắt từ 50 - 150 tấn, ghe gỗ 15 - 80 tấn) của các doanh nghiệp, cá nhân thuê mướn… hoạt động “chui”, ngày đêm thi nhau “cào xé” lòng sông.

Trước thực trạng đó, Ban Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương quyết liệt phối hợp với các ban, ngành kiểm tra, xử lý triệt để các phương tiện khai thác cát trái phép trên sông Tiền, sông Hậu qua thủy phận tỉnh Đồng Tháp. Kết quả, tính riêng trong năm 2012, Công an tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện bắt giữ 56 vụ khai thác cát trái phép, nghiêm trọng nhất là sai phạm tại Công ty TNHH Ngự Bình (có trụ sở tại huyện Hồng Ngự).

Ông Nguyễn Hồng Lâm tại buổi làm việc với PV Báo CAND về việc bị tố “bảo kê” cho cát tặc khi còn giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Hồng Ngự.

Đối với Công ty Ngự Bình, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố và bắt giam các đối tượng, gồm: Dương Tấn Quốc (Giám đốc), Phan Thanh Dân (Phó Giám đốc công ty) và Lương Công Thành (Kế toán trưởng) và nhiều cá nhân khác để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên (cát sông) và trốn thuế. Đồng thời, cơ quan điều tra cũng làm rõ từ tháng 10-2011 đến ngày bị bắt giữ, Dương Tấn Quốc cùng với thuộc cấp tổ chức khai thác cát trái phép trên sông Tiền, bán lại cho các DN thu lợi bất chính với số tiền lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.

Bí thư Huyện ủy cho thu tiền “bảo kê cát tặc”

Chiều 4/6, Thượng tá Thái Thị Mỹ Trang, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, bước đầu, ngành chức năng cũng làm rõ trong quá trình lãnh đạo, điều hành ở địa phương, ông Nguyễn Hồng Lâm đã chủ trương cho cấp dưới chỉ đạo một số cá nhân trong Công ty TNHH Ngự Bình (gọi tắt Công ty Ngự Bình) thu tiền của các phương tiện khai thác cát sông trái phép.

Sau đó, ông Ngô Xuân Cảnh đã chỉ đạo ông Dương Tấn Quốc (Giám đốc Công ty TNHH Ngự Bình, đã bị khởi tố về hành vi trốn thuế và vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên) cho các phương tiện khai thác cát sông trái phép tại khu vực bãi bồi thuộc xã Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự) để thu tiền trái với quy định của nhà nước, gây thất thoát nguồn tài nguyên. Riêng đối với Dương Trung Kỉnh, với vai trò là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hồng Ngự, nhưng đã thiếu trách nhiệm trong việc quản lý khai thác cát sông trên địa bàn. Đặc biệt, để một số cá nhân trong Công ty Ngự Bình cho các phương tiện khai thác cát sông trái phép vi phạm các quy định về quản lý, khai thác tài nguyên theo quy định.

Hàng loạt phương tiện khai thác cát trái phép bị bắt giữ.

Công ty Ngự Bình còn được biết đến là công ty “kinh tài” cho huyện uỷ Hồng Ngự. Trước đó, trả lời báo chí ông Nguyễn Hồng Lâm cũng thừa nhận ngoài việc đóng thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng... thì mỗi năm công ty này phải nộp cho Huyện ủy Hồng Ngự với số tiền khoảng 850 triệu đồng. Công ty Ngự Bình có một mỏ cát được cấp phép và 3 cần cẩu, nhưng đến tháng 10/2011 thì hết giấy phép nên phải ngưng hoạt động.

Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng cát tăng cao, Ban Thường vụ Huyện uỷ Hồng Ngự đã thống nhất cho công ty này lấy 3 cần cẩu đến khai thác cát tại mỏ cát được cấp phép trước đó. Với điều kiện, mỗi tháng công ty này phải nộp 30 triệu đồng/tháng cho Huyện ủy Hồng Ngự. Trong quá trình khai thác, đến cuối tháng 10/2012, Công ty Ngự Bình phải ngưng hoạt động, vì cả Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng đã bị bắt giữ để điều tra

Nhóm PV ĐBSCL

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Chương trình nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Trước ngày khởi công Dự án đường Vành đai 3 (18/6/2023) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến trước ngày 31/12/2023 sẽ bàn giao 100% mặt bằng phục vụ dự án. Nhưng thực tế việc giải phóng mặt bằng và thi công các gói thầu diễn ra rất chậm…

Bộ Xây dựng thống kê, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Điển hình như tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Mặt bằng giá dự án mới quý III/2024 đã tăng từ 4-6% theo quý và từ 22-25% theo năm. Đặc biệt, có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.

Ngày 17/11, thông tin từ Công an tỉnh Bình Phước cho biết đang tạm giữ 14 đối tượng về các hành vi mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ hơn 6kg ma túy, 1 khẩu súng và nhiều phương tiện pha trộn, đóng gói ma túy.

Ngày 17/11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Tháp đang tạm giữ hình sự Phạm Hải Đức (SN 1990, ngụ phường 1, Quận 4, TP Hồ Chí Minh) và Tăng Hạ Quốc Huy (Việt kiều Canada, SN 1988, tạm trú phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh)  để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong bối cảnh thị trường nhà ở đang mất cân đối cung - cầu nghiêm trọng, giá nhà ngày càng tăng cao ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, việc cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận về nhận quyền sử dụng đất sẽ giải quyết được một số tồn tại của thị trường bất động sản hiện nay.

Lợi dụng việc khan hiếm tăng giá vật liệu xây dựng, 6 đối tượng 9X từ Nghệ An vào Đà Nẵng lập nhóm "cung cấp sắt thép công trình giá rẻ" trên mạng xã hội để kết nối, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tiền cọc hàng của hàng loạt nạn nhân tại Đà Nẵng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文