Kẻ hiếp giết bé gái 10 tuổi ở Vĩnh Long liệu có "may mắn" như Lê Văn Luyện?

13:54 20/02/2017
Theo giấy tờ gia đình cung cấp từ chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu (chưa có giấy khai sinh), nghi phạm sinh ngày 24-1-1999, tức đã đủ 18 tuổi, tháng 13 ngày (tính đến thời điểm xảy ra vụ án). Điều đó có nghĩa là đối tượng này sẽ không thể "may mắn" như Lê Văn Luyện trong vụ thảm án các nạn nhân hiệu vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang năm nào...

Ngày 20-2, Đại tá Phạm Văn Ngân – Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long đã ký quyết định khởi tố vụ án hình sự “giết người và hiếp dâm trẻ em” xảy ra tại ấp Vĩnh Lợi (xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn).

Cơ quan điều tra đã tạm giữ hình sự đối với Phạm Văn Lên (18 tuổi, ngụ xã Trà Côn, huyện Trà Ôn) để điều tra về hai hành vi trên. Tại cơ quan điều tra, bước đầu Lên khai, vào chiều 17-2 đã chặn đường bé Phạm Thị Yến Ngọc (10 tuổi) kéo vào vườn măng cụt gần đó, bóp cổ rồi cưỡng hiếp. 

Cán bộ điều tra lấy lời khai đối với nam thanh niên gây ra vụ án giết người, hiếp dâm trẻ em.

Sau khi giở trò đồi bại, Lên lo sợ sự việc sẽ bị phát hiện nên dìm xác nạn nhân xuống mương nước phi tang. Đến 19h tối cùng ngày, thi thể nạn nhân được người dân phát hiện và trình báo cơ quan Công an. Qua điều tra, đến sáng 18-2, Lên bị bắt khẩn cấp để điều tra.

Theo giấy tờ gia đình cung cấp từ chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu (chưa có giấy khai sinh), nghi phạm sinh ngày 24-1-1999, tức đã đủ 18 tuổi, tháng 13 ngày (tính đến thời điểm xảy ra vụ án). 

“Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự, chưa khởi tố bị can. Hiện cơ quan điều tra đang trích lục các giấy tờ cần thiết để xác định chính xác độ tuổi của nghi phạm. Nếu cần thiết, cơ quan điều tra sẽ tiến hành trưng cầu giám định để xác định chính xác độ tuổi của nghi phạm để có căn cứ xử lý theo đúng trình tự, quy định pháp luật”, Đại tá Phạm Văn Ngân nói và cho biết thêm: trong trường hợp này, nghi phạm nếu đủ 18 tuổi thì định khung hình phạt cao nhất của hai hành vi “giết người và hiếp dâm trẻ em” là tử hình.

Hiện trường nơi phát hiện thi thể nạn nhân.

Theo luật sư Nguyễn Văn Đức (Văn phòng Luật sư Vạn Lý), nếu đối tượng đã trưởng thành, đủ năng lực pháp thì thì vận dụng theo trình tự bình thường, như một công dân bình thường. Còn trường hợp chưa đủ năng lực, chưa trưởng thành, chưa đủ 18 tuổi do vấn về giấy tờ nếu có mâu thuẫn với nhau về tuổi đời thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định trưng cầu về xương để xác định chính xác độ tuổi.

“Ví dụ, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, các giấy tờ khác mâu thuẫn về độ tuổi, ngày tháng, năm sinh xác định chưa đủ 18 thì phải trưng cầu giám định về tuổi. Nếu tuổi đối tượng nhỏ hơn 18, còn giấy tờ lớn hơn 18 thì cơ quan điều tra áp dụng theo nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị can, bị cáo. Từ kết quả trưng cầu có lợi cho bị can, bị cáo thì vận dụng kết quả này”, luật sư Đức nói.

Luật sư Ngô Hồng Thủy (Đoàn luật sư TP Cần Thơ) cho biết thêm: Để xác định độ tuổi của nghi phạm trong vụ án này, cơ quan điều tra cần căn cứ vào Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12-7-2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên. Điều 6 thông tư này quy định về xác định tuổi của bị can, bị cáo:  

Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị cáo thì tuổi của họ được xác định như sau:

1. Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày thì trong tháng đó lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.

2. Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

3. Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

4. Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị can, bị cáo thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.

5. Trường hợp không xác định được năm sinh của bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ.”

Về mức hình phạt, trong vụ án này, nếu Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Văn Lên về hai tội danh: Giết người (Điều 93) và Hiếp dâm trẻ em (Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009). Cả hai tội danh này đều có khung hình phạt cao nhất là tử hình (khoản 1 Điều 93 và khoản 4 Điều 112).

Trong trường hợp, Phạm Văn Lên đủ 18 tuổi trở lên thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là tử hình. Nếu Phạm Văn Lên chưa đủ 18 tuổi thì phải căn cứ điều Điều 74 và 75 bộ luật hình sự để giải quyết. Cụ thể, Điều 74 quy định: Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

Còn Điều 75 quy định về tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm nhiều tội như sau:  Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau: Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này.

Như vậy, nếu chưa đủ 18 tuổi thì mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với Phạm Văn Lên là 18 năm tù.

Văn Vĩnh

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文