Kinh doanh thua lỗ, lập mưu chiếm đoạt hơn 150 tỷ đồng

08:06 14/03/2017
Do kinh doanh thua lỗ nên Hiệp lập hồ sơ khống để vay tiền của tổ chức tài chính. Thủ đoạn của Hiệp là thành lập ra các công ty tư nhân, sau đó lấy danh nghĩa pháp nhân để ký hợp đồng mua bán hàng hoá với nhau. Những công ty này Hiệp cho các nhân viên dưới quyền như bảo vệ, lái xe, tạp vụ hoặc em ruột đứng tên...

Ngày 13- 3, TAND cấp cao tại Hà Nội đã kết thúc phiên toà hình sự phúc thẩm xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 150 tỷ đồng. Giữ vai trò chủ mưu trong vụ án này là bị cáo Hoàng Minh Hiệp (43 tuổi, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội), cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Kinh tế Hoàng Gia và Công ty TNHH Kim loại Hoàng Gia. Giúp sức tích cực cho hành vi phạm tội của Hiệp có bị cáo Trương Ánh Điệp (37 tuổi, vợ Hiệp), cựu Giám đốc Công ty TNHH Kim loại Hoàng Gia và bị cáo Nguyễn Thị Mai Hương (44 tuổi, cựu Phó Giám đốc Công ty cổ phần Kinh tế Hoàng Gia). Tham gia vào vụ án này còn có Đặng Ngọc Sơn, Vũ Thị Thuận và Đinh Minh Ngọc là các cựu nhân viên và kế toán của hai công ty trên.

Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2010 do kinh doanh thua lỗ nên Hiệp lập hồ sơ khống để vay tiền của tổ chức tài chính. Thủ đoạn của Hiệp là thành lập ra các công ty tư nhân, sau đó lấy danh nghĩa pháp nhân để ký hợp đồng mua bán hàng hoá với nhau. Những công ty này Hiệp cho các nhân viên dưới quyền như bảo vệ, lái xe, tạp vụ hoặc em ruột đứng tên.

Bị cáo Hiệp (giữa) và đồng phạm tại phiên toà sơ thẩm.

Tài khoản đảm bảo cho khoản vay là kho hàng gửi tại công ty khác nhưng thực chất không có thật hoặc đã đem thế chấp cho ngân hàng. Số tiền ngân hàng giải ngân sau đó được chuyển thẳng về tài khoản 2 pháp nhân do Hiệp điều hành. Tổng số tiền Hiệp vay ngân hàng là 183,9 tỷ đồng. Đến thời điểm bị khởi tố, Hiệp còn chiếm đoạt tổng số tiền hơn 150 tỷ đồng. Đến nay, Hiệp khai không còn tài sản đảm bảo và không có khả năng thanh toán khoản nợ.

Trước đó, ngày 13-1-2016, TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử theo trình sự sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Hiệp tù chung thân; bị cáo Điệp 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đồng phạm khác của Hiệp tuỳ theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 13 năm đến 17 năm tù.  Sau phiên toà sơ thẩm, các bị cáo đều có đơn kháng cáo kêu oan hoặc xin giảm nhẹ hình phạt.

Quá trình xét xử phúc thẩm, bị cáo Hiệp thanh minh cho việc lập hồ sơ vay vốn nhằm luân chuyển dòng tiền. Tuy nhiên, cách giải thích này của Hiệp đã bị HĐXX bác bỏ với lý do, luân chuyển dòng tiền thì vẫn phải hoàn trả vốn vay và lãi suất cho ngân hàng theo quy định, chứ không thể luân chuyển để chiếm đoạt luôn. Đến lượt được thẩm vấn, bị cáo Điệp đã thay đổi lời khai so với lời khai tại cơ quan điều tra và lời khai tại phiên toà sơ thẩm.

Điệp cho rằng, các chữ ký trong hồ sơ là do chồng mình (Hiệp) ký chứ bị cáo không không ký. Lời khai này của Điệp được bị cáo Hiệp thừa nhận. Tuy nhiên, kết luận giám định khẳng định, Điệp là người ký các tài liệu để Hiệp có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo khác cũng không nhận tội nhưng lại không đưa ra được các tình tiết để chứng minh mình vô tội.

Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, quá trình thẩm vấn công khai tại phiên toà, HĐXX phúc thẩm xác định, hành vi phạm tội của các bị cáo là rõ ràng. Bản án sơ thẩm đưa ra hình phạt như trên cho các bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Việc các bị cáo kháng cáo kêu oan hoặc xin giảm nhẹ hình phạt là không có cơ sở để xem xét. Tuy nhiên, HĐXX phúc thẩm cho rằng, các bị cáo khác khi giúp sức cho Hiệp thực hiện tội phạm không được hưởng lợi nên cần giảm nhẹ một phần hình phạt của bản án sơ thẩm.

Từ nhận định trên, HĐXX phúc thẩm quyết định giữ nguyên án chung đối với bị cáo Hiệp và mức án 12 năm tù đối với bị cáo Ngọc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do các bị cáo khác không được hưởng lợi nên bị cáo Hiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường về khoản tiền đã chiếm đoạt hơn 150 tỷ đồng. Các bị cáo Hương, Thuận và Sơn cùng được giảm một năm tù.

Bản án sơ thẩm tuyên phạt Hương 17 năm tù, Sơn 15 năm tù và Thuận 13 năm tù. Riêng về trường hợp của bị cáo Điệp, HĐXX phúc thẩm nhận thấy, tại phiên tòa phúc thẩm, Điệp đã đưa ra được nhiều tình tiết mới để chứng minh mình không thực hiện tội phạm.

Do lời khai này của Điệp không thể làm rõ ngay được tại phiên xử nên HĐXX quyết định hủy bản án sơ thẩm của Điệp để điều tra lại theo thủ tục chung.

Nguyễn Hưng

Ngày 26/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Dự án khu đô thị Ruby City (địa chỉ tại ấp 1, xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài). Dự án do Công ty TNHH Bất động sản Kiên Cường Phát làm chủ đầu tư. Ông Phạm Khắc Học, thường trú tại xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh làm giám đốc.

Chiều 26/4, theo thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc, hiện lực lượng chức năng của Công an tỉnh đang điều tra nguyên nhân vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra tại Km19 Quốc lộ 2B, thuộc địa phận xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Donald Trump đã có cuộc gặp chớp nhoáng với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky khi hai ông cùng tới dự lễ tang Giáo hoàng Francis.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Theo đó, dự thảo Bộ luật đã mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại thêm 9 tội danh thuộc 4 chương so với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Sáng 26/4, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và đồng chí Trần Duy Đông, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Thân Văn Hải, Giám đốc Công an tỉnh đã đến hiện trường vụ tai nạn, chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp cứu người, hỗ trợ các nạn nhân.

Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường bị toà kết tội là chủ mưu, cầm đầu đường dây chuyển lậu hơn 425 triệu USD (khoảng 9.500 tỷ đồng) qua biên giới và bị tuyên phạt 6 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” và 8 năm 6 tháng về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, tổng hợp hình phạt 14 năm 6 tháng tù.

"Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của Năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025, thu hút sự tham gia đông đảo du khách và người dân địa phương", một thành viên của Ban tổ chức chia sẻ. Các nghệ nhân đã mang đến hơn 1.000 tác phẩm cây kiểng, hoa phong lan độc đáo, rực rỡ đa dạng về chủng loại để tham gia trưng bày triển lãm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.