Kịp thời ngăn chặn tình trạng người nước ngoài nhập cảnh trái phép

08:36 14/05/2021

Ngày 14/5, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã tổ chức trục xuất 52 đối tượng người nước ngoài nhập cảnh trái phép bị phát hiện, bắt giữ tại TP Hồ Chí Minh. Đây là đợt trục xuất thứ hai từ đầu năm 2021 đến nay (đợt mới nhất tổ chức trong 2 ngày 7 – 8/5).


Những đối tượng này khai nhận thông qua một số người Việt Nam môi giới và tổ chức nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bằng đường tiểu ngạch ở biên giới phía Bắc. Sau đó, những người này theo xe khách di chuyển vào TP Hồ Chí Minh.

Mục đích vào Việt Nam của các đối tượng này là để tìm việc làm hoặc chờ để xuất cảnh sang làm việc tại Campuchia.

Trước đó vào đầu tháng 4 vừa qua, Công an TP Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức trục xuất 59 người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào thành phố về nước sau khi hoàn thành thời gian cách ly với kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.

Công an TP Hồ Chí Minh trục xuất người nước ngoài nhập cảnh trái phép.

Cũng như các đối tượng của đợt trục xuất mới nhất, 59 đối tượng này cũng có cách nhập cảnh trái phép và mục đích tương tự. Tất cả các đối tượng này đều được đưa vào khu cách ly tập trung và đã hoàn thành thời gian cách ly với kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.

Theo Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh, khu vực biên giới Tây Nam có cả đường bộ và đường biển, nhiều đường mòn lối mở nên tình hình rất phức tạp. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay có hơn 160 người nhập cảnh trái phép. Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố 6 vụ án với 2 tội danh “Tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép” và “Tổ chức để người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép”.

Để hạn chế người nhập cảnh trái phép cần kiểm soát thật tốt đường mòn lối mở, tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, phát hiện, xử lý sớm và xử phạt thật nghiêm... Cũng theo Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, hiện mức phạt hành chính đối với hành vi nhập cảnh trái phép không đủ sức răn đe. Do đó, cần kiến nghị tăng mức phạt đối với hành vi nhập cảnh trái phép.



Phú Lữ

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文