Lập nhiều doanh nghiệp huy động vốn đa cấp trái phép, chiếm đoạt trên 81,5 tỷ đồng

09:01 23/02/2021
Công an TP HCM đã tiếp nhận 119 đơn tố giác của nhiều cá nhân, tố cáo Công ty Raon Việt Nam và Công ty Khanh Asset, đều do Kim Bumjae - Giám đốc làm đại diện, đã có hành vi chiếm đoạt hơn 81,5 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Ngày 22/2, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Kim Bumjae (SN 1968, quốc tịch Hàn Quốc), Giám đốc Công ty TNHH Raon Việt Nam (Công ty Raon Việt Nam), Công ty TNHH Khanh Asset (Công ty Khanh Asset); Nguyễn Thị Hương (SN 1993, quê Thanh Hóa, trợ lý cho Kim Bumjae) và 6 bị can khác về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Từ tháng 3/2019 đến tháng 6/2020, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã tiếp nhận 119 đơn tố giác của nhiều cá nhân, tố cáo Công ty Raon Việt Nam và Công ty Khanh Asset, đều do Kim Bumjae - Giám đốc làm đại diện, đã có hành vi chiếm đoạt hơn 81,5 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Kim Bumjae đã chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư thông qua việc thành lập nhiều công ty để huy động tài chính, không hoạt động kinh doanh mà lấy tiền của nhà đầu tư sau để chi trả cho nhà đầu tư trước.

Đối tượng Kim Bumjae.

Quá trình điều tra, xác minh tố giác nhận thấy, sự việc trên có dấu hiệu của tội phạm, ngày 8/10/2019, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 

Kết quả điều tra xác định, đầu năm 2015, thông qua giới thiệu, Kim Bumjae có gặp và giao dịch với một đối tượng người Hàn Quốc tên Kim Sung – Hun, là Tổng Giám đốc Công ty IDS Holdings Hàn Quốc. Kim Sung - Hun cho biết Công ty IDS Holdings Hàn Quốc có chi nhánh ở nhiều nước và đề nghị Kim Bumjae mở thêm chi nhánh của Công ty IDS Holdings và làm người đại diện tại Việt Nam.

Công việc cụ thể của Kim Bumjae là kêu gọi đầu tư, chuyển tiền huy động được về cho công ty mẹ để kinh doanh ngoại hối (forex). Lợi nhuận từ khoản đầu tư này sử dụng để chi trả chi phí tại Việt Nam, ngoài ra được giữ lại 4% để trả lãi, hoa hồng. Số tiền còn lại chuyển sang Hàn Quốc để đầu tư kinh doanh ngoại hối.

Thực hiện kế hoạch, trong thời gian từ tháng 4/2015 đến tháng 10/2018, Kim Bumjae đã lần lượt thành lập 9 công ty để thực hiện việc huy động tài chính trái pháp luật, trong đó có Công ty Raon Việt Nam và Công ty Khanh Asset.

Thực tế, trong quá trình hoạt động, các công ty này không chuyển tiền sang Hàn Quốc đầu tư, không tiến hành các hoạt động kinh doanh như quảng cáo. Toàn bộ tiền huy động của nhà đầu tư được sử dụng để chi trả lãi, hoa hồng cho người tham gia trước, duy trì hệ thống và chiếm đoạt, sử dụng cho cá nhân.

Kim Bumjae là người trực tiếp xây dựng, tổ chức hệ thống huy động tài chính bằng hình thức ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trả lãi cố định hàng tháng trái pháp luật; Tạo lập website để tiến hành thu tiền, trả lãi suất, hoa hồng theo mô hình đa cấp trái pháp luật.

Kim Bumjae đã hứa hẹn với các nhà đầu tư là sử dụng nguồn tiền huy động của họ để chuyển tiền đầu tư tại nước ngoài, tổ chức các lớp dạy forex, kinh doanh quán cà phê, Câu lạc bộ Poker, kinh doanh kraoke, du thuyền...

Nhưng thực tế, các công ty này không đăng ký hoạt động hoặc thực hiện một cách hình thức. Bản chất hoạt động của các công ty này là lấy tiền của nhà đầu tư sau chi trả cho nhà đầu tư trước, từ đó chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.

Với Nguyễn Thị Hương, làm việc cho Kim Bumjae từ năm 2015, biết rõ hoạt động này nhưng Hương vẫn giúp sức cho Kim Bumjae thành lập Công ty Raon Việt Nam và Công ty Khanh Asset, tham gia quản lý điều hành hoạt động công ty để chiếm đoạt tiền của rất nhiều nhà đầu tư. Bản thân Hương cũng được hưởng các khoản tiền hoa hồng hợp đồng lớn. 

Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định, có 123 nạn nhân là các cá nhân đã bị chiếm đoạt với tổng số tiền hơn 65 tỉ đồng.

Thúy Hà

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文