Lật lại hồ sơ "Bình Kiểm": Những tội lỗi động trời chưa bị xử lý

22:23 18/12/2005

Phạm Đức Bình (tức "Bình Kiểm") là một đối tượng côn đồ hung hãn. Trong con người hắn hội đủ bản chất của một tên giang hồ cộm cán, lì lợm, tàn ác và vô cùng gian manh. Nhiều lần vào tù ra khám nhưng "Bình Kiểm" chưa một lần hoàn lương, cứ ra trại là hắn tiếp tục gây tội ác…

Vào thời điểm năm 1996, "Bình Kiểm" đang chấp hành án tại Trại giam Tống Lê Chân về tội cố ý gây thương tích và tổ chức đánh bạc. Ngày 4/4/1996, "Bình Kiểm" trốn trại về Tp.HCM tiếp tục mở lại sòng bạc. Hàng đêm, "Bình Kiểm" cùng đám đàn em kéo lên vũ trường Viễn Đông ăn chơi trác táng. Tại đây, "Bình Kiểm" quen với một gái nhảy tên Nguyễn Thị Quỳnh (30 tuổi). Quỳnh sinh ra và lớn lên ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 19 tuổi, Quỳnh trở thành gái nhảy có tiếng tăm ở vũ trường Viễn Đông. Trước khi đến với "Bình Kiểm", Quỳnh đã sống như vợ chồng với Chung Quốc Minh (A Lấn). A Lấn (37 tuổi), xuất thân là nghề thợ bạc kiêm buôn bán ma túy. Tối nào A Lấn cũng đến vũ trường Viễn Đông với một xấp tiền và xài hết mới chịu về. Vì thế, A Lấn sớm nằm trong tầm ngắm của Quỳnh. Chỉ sau ít lần gặp gỡ, A Lấn đã "dính lưới" của Quỳnh. Cả hai thuê một căn nhà ở quận 5 để sống với nhau như vợ chồng.

Vụ cưỡng đoạt 15.000 USD

Người ta nói, "phụ nữ hư trước mới có tiền", nhưng khi có tiền Quỳnh càng hư hỏng, chị ta thường xuyên đi đánh bạc với Lê Thị Kim Anh (vợ nhỏ Năm Cam) và nhiều lần bị Kim Anh vét sạch túi. Càng thua càng gỡ và càng gỡ càng nợ chồng chất. Những lần như thế, Quỳnh thường về nhà ăn cắp tiền, vàng của A Lấn để trả nợ. Cuối cùng thì A Lấn cũng phát hiện ra và đoạn tình với Quỳnh. 

Thấy A Lấn đã cặp bồ với người khác, Quỳnh tìm cách trả thù. Biết "Bình Kiểm" là tên giang hồ có số má, Quỳnh đã chủ động làm quen với "Bình Kiểm" và dựng lên những chuyện ly kỳ để kể xấu về A Lấn cho "Bình Kiểm" nghe. Một buổi tối tháng 8/1998, A Lấn và cô bồ tên Xuân đang vui vẻ ở vũ trường Viễn Đông thì đàn em của "Bình Kiểm" bao vây, gí “hàng nóng” vào bụng hăm dọa: "Nếu không chung cho anh Bình ("Bình Kiểm") 10.000 USD thì chúng tao sẽ báo Công an về tội buôn bán ma túy của mày và con bồ mày sẽ bị rạch nát mặt". Mấy hôm sau, A Lấn mò đến vũ trường và xin số điện thoại của "Bình Kiểm". Sau khi liên lạc, "Bình Kiểm" hẹn A Lấn đến một nhà hàng trên đường Nguyễn Du, quận 1 để “đàm đạo”. Biết không thể chậm trễ với tên giang hồ gớm mặt này, ngay hôm sau, A Lấn đã vội vàng mang đủ 10.000 USD nộp cho "Bình Kiểm".

Thấy bở, "Bình Kiểm" tiếp tục hăm dọa A Lấn để đào "mỏ vàng" này. Một lần, đang đi trên đường thì A Lấn nhận được điện thoại của "Bình Kiểm": "Tôi đang gặp khó khăn, cần 5.000 USD. Hẹn trong 7 ngày, ông anh thu xếp cho" rồi cúp máy. A Lấn nghe xong cú điện thoại mà chân tay rụng rời. A Lấn điện thoại hẹn "Bình Kiểm" đến nhà hàng Tân Hải Vân để giao tiền. Trong lần giao tiền này có sự chứng kiến của "nữ quái" Kim Anh, Quỳnh và một vài "nữ quái" đàn em của Năm Cam. May mắn cho A Lấn là sau vụ chung tiền này được ít bữa thì ngày 12/9/1998, "Bình Kiểm" bị Công an Tp.HCM bắt theo lệnh truy nã về tội tổ chức đánh bạc và trốn trại.

Những vụ thanh toán giang hồ tại Trung tâm Giáo dục Huy Khiêm

Ngày 22/5/2000, "Bình Kiểm" bị cưỡng bức đi lao động cải tạo tại Trung tâm Giáo dục Huy Khiêm 24 tháng vì hành vi "côn đồ hung hãn, có tiền án tiền sự, mới được tha về tiếp tục hoạt động theo kiểu xã hội đen, tổ chức đánh bạc, cho vay nặng lãi…". Trong thời gian ở Trung tâm Giáo dục Huy Khiêm đóng tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, "Bình Kiểm" có điều kiện tập hợp và dung dưỡng đám đàn em ngay trong trại. Trung tâm này có hàng chục đối tượng của 8 băng nhóm giang hồ cộm cán ở Tp.HCM bị tập trung giáo dục cải tạo như băng "Nghĩa râu" ở Bình Thạnh; băng "Được đen" quận 6; băng "Hải đen" ở quận 5; băng "Tí khùng" ở quận 11; băng "Hiển con" ở Thủ Đức; băng "Cảnh đô la" ở quận 10. Ngoài ra, còn có băng "Danh Chùa Miếu" ở Bà Rịa-Vũng Tàu gồm "Bình thổ", Hoàng Văn Danh, Nguyễn Tiến Việt, Nguyễn Ngọc Tuấn và những băng nhóm này đều bị "Bình Kiểm" thống trị. "Bình Kiểm" đã tổ chức cho đàn em đánh "Tài ba đô" và "Lâm sát thủ" - đàn em của Năm Cam suýt chết ngay trong Trung tâm Giáo dục Huy Khiêm.

Vào những năm 2000, "Tài ba đô" và "Lâm sát thủ" chuyên bảo kê các dịch vụ xe taxi, xe ôm, nhà hàng, vũ trường, quán bar và chăn dắt gái ở khu vực quận 1. Một lần, "Tài ba đô" kéo đàn em tới vũ trường Phi Thuyền ở quận 1 chơi, bất ngờ gặp Dương Ngọc Lan (31 tuổi), vợ "Bình Kiểm" trong vũ trường. "Tài ba đô" giở trò sàm sỡ, bị Lan chửi, "Tài ba đô" liền "tặng" Lan một bạt tai. Lúc này, "Bình Kiểm" đang nằm ở Trung Tâm Giáo dục Huy Khiêm, Lan đành điện cho đám đàn em của "Bình Kiểm" là "Hậu lé" (Mai Phúc Hậu). "Hậu lé" kêu "Thanh xà bông" và một lũ lau nhau kéo tới móc "hàng" tính đánh "Tài ba đô". "Tài ba đô" xua đám đàn em như: "Sơn chóe", "Dũng bia", "Sơn đen", "Ba râu", "Dũng nẫu", "Vũ cụt", "Hạnh nhí", "Lâm sát thủ"… toàn những tên đâm thuê chém mướn vằn vện chiến tích giang hồ ở khu vực bến đò Cây Bàng, Thủ Thiêm, rượt đánh đám đàn em "Bình Kiểm" chạy trối chết. Ngay hôm sau, đàn em "Bình Kiểm" thuê taxi lên Trung tâm Huy Khiêm “hót” với Bình. Ít ngày sau, "Lâm sát thủ" cũng bị nhập Trại Huy Khiêm. Ngay buổi chiều nhập trại, "Bình Kiểm" đã sai đàn em "tặng" "Lâm sát thủ" nguyên một hòn gạch đinh vào giữa mặt, làm gẫy sống mũi.

Thế rồi duyên nợ giang hồ đưa đẩy, ngày 22/6/2001, "Tài ba đô" cũng bị đưa vào Trung tâm Giáo dục Huy Khiêm cưỡng bức lao động, cải tạo về tội gây rối TTCC.  Được tin, "Bình Kiểm" đã gian manh chỉ đạo "Bình thổ" (Phạm Văn Bình, 31 tuổi), Phạm Tiến Việt (29 tuổi) là những tên giang hồ ở Bà Rịa-Vũng Tàu đứng ra gom đám đàn em trong trại, chuẩn bị mỗi tên một cây gỗ giấu trong người. Chiều 24/6/2001, "Tài ba đô" vừa xuất hiện ở sân đá bóng của trại, "Bình thổ" cùng đám đàn em lao vào nện "Tài ba đô" một trận mưa gậy. Khi lực lượng quản giáo có mặt thì "Tài ba đô" đã bị trọng thương, mặt bê bết máu. Tài được đưa đi bệnh viện cấp cứu, vết thương trên mặt phải khâu tới hơn chục mũi. Sau hai vụ ân oán giang hồ này, đám đàn em của "Bình Kiểm" bị kỷ luật và phải kéo dài thời hạn giáo dục cải tạo tại trại. Riêng "Bình Kiểm" gian manh đứng sau giật dây nên "vô can"

Thái Sơn

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文