Lợi dụng chương trình du lịch đưa lao động "chui" sang Hàn Quốc

08:22 08/11/2016
Lợi dụng chương trình du lịch tại đảo Jeju- Hàn Quốc không cần visa, các đối tượng trong ổ nhóm đã hình thành đường dây đưa người ra nước ngoài rồi trốn ở lại lao động trái phép... Từ thông tin của Cục An ninh cửa khẩu, Phòng An ninh điều tra Công an TP Hà Nội vào cuộc đã làm rõ một đường dây tội phạm. 

Quá trình xác minh, cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Hà Nội đã điều tra làm rõ 8 đối tượng về hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài. Đây là một trong những vụ án điển hình của lực lượng An ninh điều tra, nhân kỷ niệm 65 năm thành lập lực lượng.

Các đối tượng bị cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội khởi tố gồm: Nguyễn Thị Thanh Tâm (38 tuổi); Nguyễn Trọng Tương (34 tuổi, cũng trú tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An); Lê Thị Tuyết Hạnh (35 tuổi, ở Đan Hà, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ); Nguyễn Văn Thành (26 tuổi, trú tại xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang); Hoàng Mạnh Quyết (34 tuổi, ở Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai); Trần Thế Phương (47 tuổi, trú tại Nghệ An), Dương Quang Hương (40 tuổi, trú tại Quảng Bình) và Vũ Đình Long (46 tuổi, Công ty cổ phần Hợp tác giáo dục quốc tế Nhật – Việt, có trụ sở tại Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội).

Mong ước có được nguồn thu nhập cao ở xứ Kim Chi, không ít người có nhu cầu xuất khẩu lao động đã tìm đến các dịch vụ chui mà không biết đến những rủi ro đang rình rập. 24/26 hành khách ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước gồm Hà Tĩnh, Nghệ An, Bắc Ninh, Quảng Bình, Vũng Tàu... bị Cảnh sát Hàn Quốc phát hiện và đẩy đuổi về nước là những trường hợp như vậy. Sau khi về nước, một số trường hợp đã có đơn gửi đến cơ quan ANĐT đòi lại khoản tiền đã chi phí nhưng rất khó khăn.

Một số đối tượng trong đường dây đưa lao động “chui” sang nước ngoài.

Vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngoài này được cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội mở ra từ công văn của Cục An ninh cửa khẩu, Tổng cục An ninh, Bộ Công an gửi đến Công an TP Hà Nội, đề nghị làm rõ vụ việc có dấu hiệu tổ chức cho 26 khách trốn sang Hàn Quốc lao động theo hình thức đi du lịch tại đảo Jeju.

 Tiếp nhận thông tin, Phòng ANĐT vào cuộc đã xác định: Ngày 12-1, 7 công ty du lịch tại Việt Nam tổ chức cho đoàn khách 163 người xuất cảnh từ Việt Nam sang đảo Jeju đi du lịch. Sau khi nhập cảnh, có 59 khách bỏ đoàn du lịch. Cảnh sát Hàn Quốc đã phát hiện và bắt được 26 người. 24/26 khách khai nhận mục đích xuất cảnh sang đảo Jeju để trốn ở lại lao động, họ thông qua một số cá nhân để lo các thủ tục từ 5.000 đến 12.000 USD/ người...

Quá trình xác minh, cơ quan ANĐT đã phân ra 4 nhóm: Nhóm một gồm 9 khách cùng trú tại Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Qua đấu tranh, 8/9 người khai nhận cuối năm 2015, họ gặp Nguyễn Thị Thanh Tâm (44 tuổi, trú tại phường Vinh Tân, TP Vinh, tỉnh Nghệ An).

Cuối năm 2015, 8/9 người đã đưa hộ chiếu và tiền đặt cọc cho Tâm, mỗi người 1.000 USD (có một trường hợp là 1.500 USD). Khoảng một tháng sau đó (đầu tháng 1-2016), Tâm thông báo cho khách ra Hà Nội gặp đối tượng tên Phương (Cường), người này đưa lại cho mỗi khách 5 triệu đồng và bảo họ đến Công ty cổ phần Đầu tư, vận tải du lịch Hoàng Việt (gọi tắt là Công ty Hoàng Việt) có trụ sở tại đường Hồng Hà, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, để nộp tiền đăng ký tour.

Ngày 9-1, Tâm tiếp tục thông báo cho khách tập trung tại khách sạn Quê Hương (có địa chỉ tại quận Hoàng Mai, Hà Nội). Đến ngày 11-1, cả đoàn tập trung tại rạp xiếc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) lên sân bay Nội Bài để xuất cảnh. Đến đảo Jeju, khách được Hồ Tuấn Hoàng, hướng dẫn viên Công ty Hoàng Việt đưa về khách sạn Hawaii.

Nhưng sau đó, họ không tuân theo lịch trình mà tự bỏ trốn ra ngoài và được người của Tâm, tên là Lập (đang lao động tại đảo Jeju) đón. Sau đó, tại Việt Nam theo yêu cầu của Tâm, người nhà của 8 khách đã nộp 6.500 USD/ người cho Tâm... Ngày 17-1, số khách đã bị cảnh sát Hàn Quốc bắt, trả về Việt Nam.

Đối với nhóm thứ 2, gồm 9 khách, Phòng ANĐT Công an TP Hà Nội cũng triệu tập ghi lời khai của 6/9. Cả 6 khách đều có mục đích xuất cảnh sang Jeju theo hình thức du lịch để trốn ở lại lao động, trong đó có 3 khách là Nguyễn Thế Bình, Nguyễn Văn Dương và Võ Ngọc Minh khai đưa tiền và được đối tượng Trường, trú tại Nghi Đức, Vinh, Nghệ An thỏa thuận đưa đi lao động tại Hàn Quốc với chi phí khoảng 11.000-12.000 USD...

Các khách trên được Công ty Hoàng Việt tổ chức xuất cảnh sang đảo Jeju. Sau khi nhập cảnh, cả 3 bỏ trốn đã bị Cảnh sát Hàn Quốc bắt, đẩy trả về Việt Nam. Tiến hành làm việc với nhóm thứ 3, gồm 11 khách, đã xác định được 8/10 người có mục đích xuất cảnh sang đảo Jeju. Nhóm thứ 4 có 5 khách cũng khai được đối tượng tên là Hạnh thỏa thuận lo thủ tục (chỗ ở, làm việc tại Hàn Quốc), chi phí hết khoảng 10.500 USD/ người.

Để tạo lòng tin cho những người này, Hạnh chỉ yêu cầu khách đặt ít tiền, khi nào sang đến Hàn Quốc thì mới nộp đủ... Khi sang đến Hàn Quốc những người khách trên được một đối tượng tên là Ngọc đón nhưng sau đó đã bị Cảnh sát Hàn Quốc bắt, đẩy trả về Việt Nam.

Thiếu tá Nguyễn Thế Bắc, cán bộ Phòng ANĐT Công an TP Hà Nội, người thụ lý vụ án cho biết: Trong quá trình đấu tranh, các điều tra viên gặp nhiều khó khăn để xác định tên, địa chỉ của các đối tượng trong vụ án.

Một số đối tượng đã sử dụng tên giả để thực hiện hành vi phạm tội như đối tượng Dương Quang Hương. Tên này đã mạo danh người họ hàng là Dương Quang Tiến (ở Quảng Bình) để giao dịch, tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài. Hay trường hợp của đối tượng tên Trường, xác định tên thật là Tương. Trong vụ án này, Tương đã thỏa thuận lo cho 3 khách đi du lịch ở Hàn Quốc với chi phí 6.500 USD/ người...

Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội đã lần lượt làm rõ và bắt giữ các đối tượng trong vụ án cũng như xác định được 3 đường dây gồm: Đường dây thứ nhất do Hạnh cầm đầu có các đối tượng Quyết, Hương, Thành; đường dây thứ hai có Phương, Tâm và Tương và đường dây cuối cùng do Long độc lập thực hiện.

Từ đây, vụ án đã được làm rõ: Cuối năm 2015, Hương tự mạo danh là Tiến giới thiệu với Hạnh có chương trình du lịch đi đảo Jeju, không cần visa. Nếu khách có nhu cầu sang Hàn Quốc đi theo chương trình thì có thể trốn ở lại lao động, giá trọn gói là 8.500 USD/ người, thủ tục chỉ cần hộ chiếu và ảnh. Hương thỏa thuận với Hạnh, Hạnh sẽ là người thu gom khách, thu hồ sơ chuyển cho Hương, các thủ tục còn lại Hương sẽ chịu trách nhiệm. Sau đó, Hạnh đã gom được 8 khách, thu hồ sơ. Đến ngày 10-1, Hương lên văn phòng của Hạnh ở Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm (Hà Nội) để gặp khách.

Tại đây, Hương tự giới thiệu là người của công ty du lịch, đi du lịch bình thường nhưng đến ngày cuối cùng của chuyến đi du lịch vào khoảng 16 đến 17h là thời gian ít bị quản lý thì có thể trốn ra ngoài, người của Hương sẽ đón khách và bố trí công việc cho làm.

Xuân Mai

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

Ngày 16/11, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã di lý đối tượng Bùi Văn Hồng (SN 1988), từ xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh về địa phương để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phòng, phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo BĐBP Hà Tĩnh, Phòng Cảnh sát kinh tế Công An tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Chi cục Hải Quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bắt giữ 1 đối tượng vận chuyển trái phép 212 kg pháo hoa qua biên giới.

Trưa 16/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ liên quan triệt phá đường dây vận chuyển 58 kg ma túy.

Chủ đề thảo luận của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) là vấn đề tiền bạc. Ai sẽ chi trả cho các nước đang phát triển để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu?

Dù 930 căn hộ đã được bàn giao cho cư dân từ năm 2019, nhưng đến tháng 5/2023 chủ đầu tư chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức là Công ty CP BĐS Hiệp Phú Land (HPL) mới có văn bản đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành liên quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho cư dân. Tình trạng này khiến người mua nhà phản ứng gay gắt về việc chậm được cấp sổ hồng…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文