Bắt đầu xét xử giai đoạn 2 vụ án Huyền Như:

Lời khai của Huyền Như về số tiền chi ngoài cho nhóm 5 công ty

12:45 28/05/2018
Sáng nay, ngày 28-5, Tòa cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bắt đầu xét xử vụ án Huyền Như - giai đoạn 2 với tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". 

Theo lời khai của bị cáo Huyền Như trong hồ sơ vụ án thì tổng số tiền mà Huyền Như đã thỏa thuận và dùng tiền của cá nhân mình để chi trả lãi, phí ngoài hợp đồng với 5 công ty là 90,7 tỷ đồng tỷ đồng, cụ thể:

Đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Hưng Yên: Huyền Như khai đã tự nhận tên là Quyên - cán bộ của VietinBank - Chi nhánh Nhà Bè (trong khi tại thời điểm đó Huyền Như đang là cán bộ của VietinBank - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh) và thỏa thuận với các cán bộ của Ngân hàng về việc huy động vốn với lãi suất trong Hợp đồng là 14%, lãi suất ngoài Hợp đồng từ 4% - 8% tùy theo số lượng tiền và thời gian gửi. Sau đó, Như đã dùng Hợp đồng giả (chữ ký và con dấu giả) để lừa Công ty Hưng Yên gửi tiền vào tài khoản mở tại VietinBank. Sau khi Công ty Hưng Yên gửi tổng số tiền 537 tỷ đồng, Như đã dùng tiền cá nhân của mình (chiếm đoạt từ các tổ chức, cá nhân khác) để thanh toán gần 337 tỷ đồng nợ gốc, thanh toán lãi suất trong Hợp đồng là 14% khoảng 1,9 tỷ đồng, gần 6,5 tỷ đồng lãi ngoài Hợp đồng. 

Một trong những điểm đáng lưu ý là khi Huyền Như chuyển trả tiền gốc, lãi trong Hợp đồng và lãi ngoài Hợp đồng thì người chuyển tiền đều là các tổ chức, cá nhân khác (mà không phải là VietinBank) nhưng Công ty Hưng Yên hoàn toàn không có nghi ngờ hoặc có ý kiến nào.

Huyền Như tại tòa.

Đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank - Berjaya ("Công ty SBBS"): Như đã thỏa thuận với Vũ Thị Mỹ Linh - Kế toán trưởng của Công ty SBBS - về việc huy động vốn với lãi suất trong Hợp đồng là 14%, ngoài Hợp đồng từ 16-18% (tổng cộng là 30-32%). Sau đó Như đã làm giả Hợp đồng (chữ ký giả, con dấu giả) để lừa Công ty SBBS chuyển số tiền 225 tỷ đồng vào tài khoản mở tại VietinBank sau đó chiếm đoạt 210 tỷ đồng. 

Sau khi Công ty SBBS chuyển tiền, Huyền Như khai đã trả cho Vũ Thị Mỹ Linh (thông qua Vũ Minh Hải bạn của Vũ Thị Mỹ Linh) số tiền 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, Hải chỉ thừa nhận đã nhận 20 tỷ đồng và khai đã chuyển cho Vũ Thị Mỹ Linh 13 tỷ đồng (nhưng Vũ Thị Mỹ Linh chỉ thừa nhận có nhận 9.9 tỷ đồng và đã nộp lại cho Cơ quan điều tra 7 tỷ đồng).

Đối với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu: Thông qua Lê Huyền Trân và Nguyễn Thành Thuận, Như đã gặp Lê Thanh Trúc Giang - trợ lý Tổng giám đốc Công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu và thỏa thuận huy động vốn với lãi suất trong Hợp đồng là 14%, lãi ngoài hợp đồng là 2%, chi cho cá nhân người trực tiếp giao dịch là 0,35%/tổng số tiền gửi. Sau đó, Như đã làm giả Hợp đồng (chữ ký và con dấu giả) để lừa Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu chuyển số tiền 125 tỷ đồng vào tài khoản mở tại VietinBank sau đó chuyển tiền đi chiếm đoạt gần 125 tỷ đồng. 

Như khai đã trả tiền mặt cho Lê Thanh Trúc Giang 6,7 tỷ đồng (trong đó 5 tỷ đồng thông qua Nguyễn Thành Thuận và 1,7 tỷ đồng đưa trực tiếp cho Lê Thanh Trúc Giang). Nguyễn Thành Thuận thừa nhận đã nhận của Như 5,133 tỷ đồng và đã chuyển cho Lê Thanh Trúc Giang 2,333 tỷ đồng còn 2,8 tỷ đồng đã tiêu sài hết). Tuy nhiên, do đưa tiền mặt nên Lê Thanh Trúc Giang phủ nhận việc đã nhận 1,7 tỷ đồng từ Như và 2,333 tỷ đồng từ Nguyễn Thành Thuận.

Đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông (Công ty ORS) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại An Lộc (Công ty An Lộc): Năm 2011, Lê Thị Thanh Phương (Giám đốc Khối nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong) chủ động liên lạc với Như để đặt vấn đề gửi tiền thông qua Công ty ORS và Công ty An Lộc. 

Như và Lê Thị Thanh Phương đã thỏa thuận lãi suất huy động vốn trên Hợp đồng là 14%, lãi suất ngoài Hợp đồng từ 5,2-5,5%, phí trả riêng cho Lê Thị Thanh Phương là 2% và trả cho Công ty ORS là 0,3% trên tổng số tiền gửi. Sau khi Công ty ORS và Công ty An Lộc chuyển vào tài khoản mở tại VietinBank tổng số tiền 1.730 tỷ đồng, Như đã chuyển tiền chiếm đoạt của Công ty ORS 380 tỷ đồng và Công ty An Lộc 170 tỷ đồng. Như khai, đã chuyển cho các cá nhân có liên quan 47,5 tỷ đồng tiền phí (trong đó Lê Thị Thanh Phương 40 tỷ đồng, Vũ Hồng Hạnh - Tổng giám đốc Công ty ORS - số tiền 6 tỷ đồng, Nguyễn Thị Quy - Kế toán trưởng Công ty ORS - số tiền 1.5 tỷ đồng). 

Như vậy, theo lời khai của Huyền Như thì Như đã sử dụng tiền của mình (thực chất là chiếm đoạt của các tổ chức, cá nhân khác) để trả lãi ngoài hợp đồng và các khoản chi cho các cá nhân của 5 công ty trên với tổng số tiền là 90,7 tỷ đồng. 

Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc các cá nhân đại diện của 5 công ty nêu trên đã buông lỏng việc quản lý tài khoản, bỏ qua các yếu tố mâu thuẫn phi lý (ký Hợp đồng với VietinBank Chi nhánh Nhà Bè nhưng lại chuyển tiền về tài khoản mở tại VietinBank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh và biết Như là nhân viên của VietinBank TP Hồ Chí Minh), nghe theo chỉ đạo của Như và bị Như chiếm đoạt gần 1.085 tỷ đồng.


P.V

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文