Một cuộc truy lùng thương tâm ở thế kỷ 20
Bà vú Betty Gow báo cho bố mẹ chú bé khi họ về nhà lúc 10h rằng không thấy con họ. Mọi người lập tức đi tìm và thấy thư đòi tiền chuộc 50.000 đô-la trên bệ cửa sổ. Sau khi cảnh sát
Tại hiện trường, một số dấu bùn được tìm thấy trên sàn phòng em bé. Các dấu chân không xác định được xuất hiện ở cửa sổ. Hai bậc thang đã được dùng để với tới cửa sổ ở tầng hai. Một trong hai bậc bị gãy khớp nối, chứng tỏ thang bị gãy lúc thủ phạm lên hoặc xuống. Không có vết máu nào, cũng không hề có vân tay.
Người giúp việc và quản gia đều được hỏi kỹ. Đại tá Lindbergh nhờ bạn bè liên lạc với kẻ bắt cóc và họ nhanh chóng tìm kiếm để bắt đầu thương lượng. Họ thỏa thuận với nhiều nhân vật của thế giới ngầm nhằm tìm cách liên lạc với kẻ bắt cóc. Nhiều dấu hiệu được phát hiện nhưng rồi lại đi vào ngõ cụt.
Một thư đòi tiền thứ hai được chuyển tới Đại tá Lindbergh vào ngày 6/3/1932 với dấu bưu điện
Đại tá Lindbergh nhận thư đòi tiền chuộc thứ ba vào ngày 8/3. Thư nói sẽ không chấp nhận người trung gian của gia đình Lindbergh và đòi đưa tin lên báo. Cũng hôm đó, tiến sĩ John F. Condon, một hiệu trưởng về hưu ở Bronx, New York, cho xuất bản tờ Bronx Home News, đề nghị được làm trung gian và được trả thêm 1.000 đô-la tiền chuộc.
Ngày hôm sau, tiến sĩ Condon nhận được thư đòi tiền thứ tư, chấp nhận ông làm người trung gian. Đại tá Lindbergh chấp thuận. Khoảng ngày 10/3/1932, tiến sĩ Condon nhận được 70.000 đô-la tiền chuộc, và ngay lập tức bắt đầu việc thương lượng thông qua các bài báo, với mật danh “Jafsie”.
Khoảng 8h30 tối ngày 12/3, sau khi nhận một cú điện thoại nặc danh, tiến sĩ Condon nhận được lá thư thứ năm, do một tài xế taxi là Joseph Perrone chuyển tới. Anh này nhận được thư từ một người lạ không xưng tên. Thư nói rằng một lá thư khác đang nằm ở dưới một phiến đá, trong một quầy hàng bỏ trống, cách một nhà ga tàu điện ngầm ngoại ô 100 feet.
Lá thư thứ sáu này được tiến sĩ Condon tìm thấy như chỉ dẫn. Theo hướng dẫn trong đó, vị tiến sĩ gặp một người tự xưng là John, tại đài tưởng niệm Woodlawn, gần phố số 233 và đại lộ Jerome. Họ trao đổi về tiền chuộc. Kẻ lạ mặt đồng ý đưa ra một vật của em bé để làm chứng.
Trừ lúc nói chuyện với John, tiến sĩ Condon được vệ sĩ bảo vệ. Trong vài ngày sau đó, ông lặp lại các mẩu quảng cáo của mình, yêu cầu có thêm thông tin liên lạc và khẳng định sẵn sàng trả tiền chuộc.
Đến ngày 16/3, ông nhận được một bộ đồ ngủ trẻ em – bằng chứng của tên bắt cóc – và lá thư thứ bảy. Bộ quần áo được gửi ngay cho nhà Lindbergh xác định lại. Tiến sĩ Condon tiếp tục các thông báo của ông. Lá thư thứ tám được gửi tới vào ngày 21, nói rằng vụ bắt cóc đã được chuẩn bị trong suốt một năm trước đó.
Ngày 29/3, Betty Gow, người trông trẻ của nhà Lindbergh, tìm thấy miếng bảo vệ ngón tay mà em bé đeo lúc bị bắt cóc ở gần lối vào một tòa nhà. Ngay hôm sau, lá thư thứ chín được gửi tới tiến sĩ Condon, đòi tăng tiền chuộc lên 100.000 đô-la và từ chối dùng mật mã trên báo.
Ngày 1/4, ông nhận được thư thứ mười, nói rằng phải có tiền vào đêm hôm sau. Ông lại trả lời bằng một mẩu tin trên báo. Lá thư thứ mười một được chuyển qua một người lái taxi (anh này nói rằng nhận được từ một người không quen biết). Tiến sĩ Condon thấy lá thư thứ 12 dưới một viên đá trước nhà kính ở số 3225, đại lộ Đông Tremont, Bronx – đúng như lá thư thứ mười một chỉ dẫn.
Cũng trong tối đó, theo hướng dẫn trong lá thư thứ mười hai, tiến sĩ Condon gặp người mà ông tin là John để mặc cả tiền chuộc xuống còn 50.000 đô-la. Số tiền này được trao cho kẻ lạ mặt để đổi lấy lá thư hướng dẫn thứ mười ba, nói rằng em bé đang ở trên con tàu mang tên “Nellie”, gần Martha’s Vineyard, bang
Ngày 12/5/1932, thi thể em bé bị bắt cóc bất ngờ được tìm thấy cách nhà Lindbergh khoảng bốn dặm rưỡi về phía Nam, chỉ cách đường lớn 45 feet, gần Mount Rose, New Jersey, hạt Mercer. Xác chỉ được chôn một phần và đã phân hủy. Người phát hiện là William Allen, một phụ xe của tài xế xe tải Orville Wilson.
Đầu nạn nhân bị đập vỡ, có một lỗ ở sọ và vài bộ phận cơ thể bị mất. Thi thể được nhận dạng và hỏa táng tại
Điều tra: 1932 - 1934
Ngày 2/3/1932, sau một cuộc họp với Viện chưởng lý, J. Edgar Hoover, giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI - hay Cục Điều tra, tên của cơ quan này vào thời điểm đó), đã liên lạc với cảnh sát bang
Ông này khuyên cảnh sát
Trong vài tuần sau đó, Cục chỉ đóng vai trò phụ, không hề chứng tỏ khả năng cấp liên bang. Tuy nhiên, đến ngày 13/5/1932, tổng thống tuyên bố rằng tất cả các cơ quan điều tra của chính phủ phải tập trung vào New Jersey và FBI phải đóng vai trò cơ quan chủ chốt trong toàn bộ cuộc điều tra của các đơn vị chính phủ.
Ngày 23/5/1932, FBI ở
Cảnh sát bang
Ngày 10/6/1932, Violet Sharpe, một người giúp việc ở nhà mẹ ruột bà Lindbergh – bà Dwight Morrow, người bị các cơ quan chính quyền điều tra, đã tự sát bằng thuốc độc trước khi bị thẩm vấn lại. Tuy nhiên, các hành động của bà này vào đêm 1/3/1932 đã được kiểm tra rất kỹ càng và bà nhanh chóng được kết luận là không có liên quan gì tới vụ việc.
Tháng 9/1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt nói trong một cuộc gặp với J. Edgar
Ngày 19/10/1933, có thông báo chính thức rằng FBI sẽ có độc quyền xét xử vụ việc vì chính phủ liên bang quan tâm tới việc sử dụng quyền điều tra vụ án.
Tổng thống yêu cầu trả tất cả vàng về Bộ Ngân khố và các chứng nhận vàng khi đó là một nguồn hỗ trợ rất đáng giá trong sự việc, góp tới 40.000 đô-la vào khoản tiền chuộc đã được trả bằng chứng nhận vàng, và vào thời điểm có tuyên bố này, chỉ một phần số tiền này đã là cực lớn. Vì thế mà việc điều tra được coi trọng.
Ngày 17/1/1934, một thông tư được văn phòng FBI New York đưa tới tất cả các nhà băng và chi nhánh của họ trong thành phố, yêu cầu được giám sát chặt chẽ nhất các chứng nhận tiền và đến tháng 2, tất cả các văn phòng FBI đều được cung cấp bản sao sổ lưu số xê-ri của tất cả hóa đơn thanh toán. Văn phòng New York của FBI phân phát bản sao này cho từng nhân viên thu ngân ở ngân hàng, quĩ tiết kiệm, và một số siêu thị, hãng bảo hiểm, trạm xăng, sân bay, bưu điện, và công ty viễn thông được lựa chọn.
Sau khi phát hành sổ lưu số xê-ri thanh toán, FBI lại chuẩn bị và tiếp tục phát hành các thẻ thanh toán tiện lợi, nối tiếp các số xê-ri của các khoản tiền đã được trả. Đi cùng với đó là thông tin liên lạc cá nhân với nhân viên ngân hàng và với các nhân viên độc lập nhằm giữ cho họ luôn luôn quan tâm.
Trước đó, việc chuyển hóa đơn thanh toán không được báo cáo với FBI, cảnh sát
Một trong những “tác dụng phụ” của vụ án là hàng loạt thông tin sai lệch mà cơ quan điều tra nhận được từ những cá nhân có thiện ý nhưng thiếu thông tin và giàu trí tưởng tượng, và vô số thư từ những người không bình thường, những người mong nổi tiếng và bọn lừa đảo.
Điều cơ bản, dù vậy, là tất cả các dấu vết, bất kể khả năng thành công đến đâu, đều được lần theo, và giữa một lượng khổng lồ manh mối thì không thể kiểm tra xem đâu là thật, đâu là giả.
Ngày 4/3/1932, bà Evalyn Walsh McLean, ở
Ngày hôm sau, Means báo với bà
Đến ngày 17/4, hắn vẫn để bà
Khi hắn không trả được, vụ việc được chuyển cho FBI. Means và “Cáo”, người sau đó được phát hiện ra là Norman T. Whitaker, một luật sư đã bị tước quyền hành nghề, bị bắt. Means sau đó bị buộc tội biển thủ và lợi dụng lòng tin, bị tuyên án 15 năm lao động cải tạo. Whitaker và Means đều bị buộc tội lừa đảo và phải lao động cải tạo 2 năm.
Còn có các trò lừa đảo khác dựa vào vụ việc nhà Lindbergh khiến cơ quan điều tra tốn nhiều công sức để loại bỏ hoàn toàn. Tổng cộng, có tới vài ngàn manh mối được chính phủ Mỹ lần theo tới cùng. Kết quả điều tra dù có tầm thường tới đâu cũng được báo cáo. Hoạt động đáng ngờ của các thành viên băng đảng được gọi là “Purple Gang” ở
Nhiều đăng ký tàu thuyền được kiểm tra trong nỗ lực tìm kiếm con tàu “Nellie”, nơi mà lá thư thứ mười ba, cũng là lá thư cuối cùng tới tay tiến sĩ Condon khi ông trao tiền chuộc cho “John”, nói rằng có thể tìm được em bé. Ghi chép về những người gác nghĩa trang ở nhiều nghĩa trang trong vùng
Thông tin tích lũy từ nhiều vụ bắt cóc và tống tiền khác mà FBI đã xử lý được xem xét lại ở mức độ chi tiết và được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp có thể áp dụng với trường hợp của nhà Lindbergh. Vài trăm tấm ảnh và dữ liệu mô tả về các tội phạm được biết tới và cả những kẻ tình nghi được đưa cho các nhân chứng để nhận dạng “John”.
Ngày 2/5/1933, Ngân hàng dự trữ Liên Bang New York phát hiện 296 chứng nhận vàng mệnh giá 10 đô-la và một trị giá 20 đô-la, tất cả đều có đánh dấu tiền chuộc của Lindbergh. Những chứng nhận này nằm trong số tiền mà ngân hàng nhận ngày 1/5/1933 và có vẻ được gửi cùng một lần.
Ngay lập tức có cuộc điều tra về các hóa đơn, phiếu gửi tiền của ngày 1/5 tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Một trong số đó được phát hiện có tên “J.J. Faulkner, 537 Tây phố 149”, và được đánh dấu “chứng nhận vàng,” “10 đô-la và 20 đô-la” với tổng số tiền 2.980 đô-la. Dù được điều tra kỹ càng nhưng kẻ này không bao giờ được tìm thấy.
Việc kiểm tra các lá thư đòi tiền chuộc của các chuyên gia về chữ viết dẫn tới một kết quả thống nhất là tất cả thư đều do cùng người viết và người đó mang quốc tịch Đức nhưng đã sống ở Mỹ một thời gian.
Tiến sĩ Condon thì miêu tả “John” là một người vùng Scandinavi, và tin rằng ông có thể nhận dạng được khuôn mặt. Ông bỏ ra một lượng lớn thời gian để xem ảnh những kẻ tình nghi và các tội phạm đã được biết tới. FBI thuê một họa sĩ vẽ lại chân dung “John” theo mô tả của Condon và của Joseph Perrone, người lái taxi đã chuyển một trong số các lá thư đòi tiền tới cho tiến sĩ Condon.
Tổng thống Franklin D. Roosevelt nói trong một cuộc gặp với J. Edgar |
Trong một nỗ lực tiếp theo nhằm xác định kẻ đã nhận tiền chuộc, các nhân viên của FBI New York đã yêu cầu tiến sĩ Condon ghi lại cuộc nói chuyện với “John” vào ngày 12/3 và 2/4/1932, là những ngày mà tiến sĩ liên lạc cá nhân với kẻ bắt cóc để thương lượng tiền chuộc. Các cuộc đối thoại này được ghi lại vào tháng 3-1934, tiến sĩ Condon nhái cách phát âm và giọng của “John”. Nhờ có việc này mà quốc tịch, học vấn, tâm lý và tính cách của kẻ bắt cóc được thấy rõ hơn và được lưu lại cho các công việc sau này.
Một nỗ lực thú vị khác nhằm nhận diện kẻ bắt cóc xoay quanh chiếc thang được dùng trong sự kiện. Cảnh sát nhanh chóng nhận ra rằng nó được làm rất ẩu, nhưng lại là do ai đó rất quen thuộc với gỗ và thích máy móc chế ra. Toàn bộ chiếc thang được xem xét kỹ để tìm dấu vân tay và được tham khảo nhiều thợ mộc cũng như hàng xóm của nhà Lindbergh mà không có kết quả.
Từng mảnh của chiếc thang được phân tích và loại gỗ cũng được xác định. Có thể một cuộc kiểm tra hoàn chỉnh chiếc thang do các chuyên gia về gỗ thực hiện lại giúp lần ra thêm manh mối và đầu năm 1933, một chuyên gia như vậy được mời tới – Arthur Koehler của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp.
Koehler tháo rời chiếc thang và cẩn thận xác định loại gỗ, rồi kiểm tra các dấu vết của dụng cụ. Ông này còn xem xét cả vết đinh, và thấy rằng có vẻ như vài tấm gỗ đã từng được dùng cho đồ vật khác trong nhà trước đó. Koehler tìm đến nhà Lindbergh và các nhà máy để tìm thêm gỗ cùng loại. Ông tóm tắt các kết luận của mình trong một bản báo cáo mà về sau đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra thủ phạm.
Tìm được Hauptmann
Suốt bảy tháng trước ngày 20/8/1934, không có chứng nhận vàng nào trừ số tìm được ở Ngân hàng Dự trữ Liên bang như đã nói ở trên. Từ ngày 20/8/1934 tới tháng 9, có tổng cộng 16 chứng nhận đã được tìm thấy, hầu hết ở vùng xung quanh Yorkville và
Với chính sách hợp tác có từ trước cùng cảnh sát New Jersey và Cục Cảnh sát New York, các đội điều tra gồm nhân viên từ các cơ quan cảnh sát và đặc nhiệm từ FBI được tổ chức để liên lạc với tất cả các ngân hàng trong vùng New York và hạt Westchester. Kết quả là nhiều ngân hàng gần đó phát hiện ra các chứng nhận gần với điểm mà chúng được chuyển và nhờ thế các nhân viên điều tra có thể lần theo dấu các chứng nhận tới người đầu tiên chuyển chúng đi.
Lần đầu tiên trong quá trình điều tra, các đặc vụ xác định được rằng mô tả nhân dạng kẻ phát tán chứng nhận vàng trùng khít với mô tả “John” của tiến sĩ Condon. Quá trình điều tra cho thấy các chứng nhận chủ yếu xuất phát từ các quầy hàng bán lẻ.
Khoảng 1h20 chiều ngày 18/9/1934, trợ lý giám đốc Corn Exchange Bank and Trust Company, ở phố 125 và đại lộ Công viên, New York, gọi tới văn phòng FBI New York thông báo một chứng nhận 10 đô-la vừa được phát hiện vài phút trước đó, do công một nhân viên của ngân hàng. Chứng nhận này nhanh chóng được xác định là xuất phát từ một trạm xăng ở trên phố số 127 và đại lộ
Ngày 15/9/1934, một nhân viên trạm xăng nhận được tiền trả cho năm ga-lông xăng từ một người giống với miêu tả kẻ phát tán các chứng nhận trong vài tuần qua. Người nhân viên cảm thấy nghi ngờ chứng nhận 10 đô-la kia và ghi lại biển số xe của vị khách. Số đăng ký đó được cấp cho Bruno Richard Hauptmann, số 1279 phố số 222 Đông, Bronx, New York.
Bruno Richard Hauptmann (kẻ bắt cóc).
Nhà của Hauptmann bị các nhân viên liên bang và địa phương bao vây đêm 18/9/1934. Cho tới 9h ngày 19, một người rất giống với mô tả “John” của tiến sĩ Condon, và giống người mua xăng mà nhân viên trạm xăng tả, ra khỏi nhà và bước vào chiếc xe đậu gần đó. Kẻ này ngay lập tức bị các đặc vụ của ba cơ quan tham gia điều tra bắt giữ.
Sau khi thẩm vấn nhanh, kẻ này được xác nhận là Bruno Richard Hauptmann, người đăng ký chiếc xe và là một thợ mộc người Đức đã sống ở Mỹ khoảng 11 năm. Một chứng nhận 10 đô-la được tìm thấy trên người hắn. Mô tả hẳn trùng khớp với “John” của tiến sĩ Condon, và người ta tìm thấy một đôi giày trong nhà hắn, được mua bằng chứng nhận 20 đô-la tìm thấy hôm 8/9/1934. Hauptmann thừa nhận đã mua một số đồ dùng với các chứng nhận đó.
Đêm 19/9/1934, hắn được Joseph Perrone xác nhận đúng là người đã đưa thư cho anh. Ngày hôm sau, số tiền 13.000 đô-la (bằng chứng nhận) được tìm thấy ở chỗ giấu bí mật trong ga-ra nhà Hauptmann. Sau đó không lâu, tiến sĩ Condon cũng xác nhận hắn là người đã nhận tiền. Hắn còn đang sở hữu một chiếc xe Dodge hai cầu, chính là chiếc xe được nhìn thấy ở gần nhà Lindbergh trước ngày xảy ra vụ bắt cóc.
Không lâu sau khi bắt được Hauptmann, mẫu chữ viết của hắn được chuyển tới
Về phần Hauptmann, hắn giống bức chân dung được vẽ theo mô tả của Condon và Perrone một cách đáng ngạc nhiên.
Các điều tra sâu hơn cho biết rằng Hauptmann, 35 tuổi, là người vùng
Ngày 10/10/1925, Hauptmann cưới Anna Schoeffler, một nữ phục vụ bàn ở
Cáo trạng, xét xử và hành quyết
Hauptmann bị đưa ra tòa án tối cao hạt
Vụ xử Hauptmann bắt đầu ngày 3/1/1935 ở Flemington và kéo dài năm tuần. Cáo trạng buộc tội hắn dựa trên chứng cứ đầy đủ. Các dấu vết trên thang khớp với các dụng cụ của Hauptmann. Gỗ dùng đóng thang khớp với gỗ sàn gác xép của hắn. Số điện thoại và địa chỉ của tiến sĩ Condon được viết nguệch ngoạc lên một khung cửa trong nhà. Chữ viết trong thư đòi tiền khớp với chữ viết của Hauptmann.
Ngày 13/2/1935, tòa tuyên án: Hauptmann phạm tội giết người cấp độ một. Hình phạt: Xử tử. Luật sư kháng án.
Tòa án tối cao
Nhưng cũng chính ngày hôm đó, chính quyền