Viết tiếp vụ lừa đảo xin việc làm:

Nạn nhân bị lừa vì đặt niềm tin theo kiểu 'bắc cầu'

08:06 14/09/2015
Qua những vụ án lừa đảo “chạy” việc có thể thấy một "mê hồn trận" các chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mặc dù các vụ việc đều được cơ quan chức năng tuyên truyền rộng rãi nhưng vẫn có nhiều nạn nhân tiếp tục sập bẫy bọn lừa đảo. Các đối tượng thường lợi dụng những người dân đang có nhu cầu xin việc, đánh trúng tâm lý nhẹ dạ khi họ đặt niềm tin theo kiểu “bắc cầu”.

Dáng đi tất tưởi, gương mặt đen khắc khổ, chân tay lấm lem bụi đường, bà Nguyễn Thị L. (59 tuổi), quê ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc liên tục lấy tay quệt nước mắt. Tại trụ sở làm việc của Công an TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), giọng nói đứt quãng, bà L. tâm sự: “Lúc đầu tôi cũng không tin Nguyễn Văn Bình đâu nhưng vì anh ta gửi con chỗ chị dâu Mai Thị Dím nên tôi tin. Con trai anh ta gửi ở đấy, lẽ nào anh ta nói dối…”.

Theo bà L., Bình nói làm ở Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo các ban, ngành chủ chốt của tỉnh Vĩnh Phúc có thể xin (chạy) việc cho nhiều người vào biên chế trong ngành y tế, giáo dục, Công an… Lúc đó, con gái út của bà cũng chưa xin được việc làm, thương con, số tiền 100 triệu đồng gia đình định dùng để sửa sang nhà cửa đã dồn vào đưa cho Bình để xin  biên chế cho cô con gái làm kế toán của trường nghề Việt Đức.

Một vài lần đến thăm chị dâu, bà L. còn được Bình chở về bằng xe con, thấy anh ta nhiệt tình, lại ăn mặc lịch sử và gửi con chỗ chị dâu nên bà L. yên tâm, sau đó còn giới thiệu tiếp cho cháu để chạy việc ở chỗ Bình, số tiền là 180 triệu đồng. “Tiền nhà tôi mất cũng được nhưng còn tiền của cháu, tôi biết lấy đâu ra để đền”- Vừa nói bà L. vừa khóc. Sau đó, bà quay sang cán bộ điều tra “Bình bị bắt thì đến bao giờ tôi lấy lại được tiền hả chú?”… 

Ngồi bên cạnh bà L., nạn nhân Nguyễn Thị H. cũng không khá hơn. Khuôn mặt buồn rầu, lo âu, chị H. cho biết, vì cùng xóm với nhà bà Mai Thị Dím, H. thường bế con sang chơi. Tại đây, chị gặp vợ chồng Nguyễn Văn Bình đến gửi con chỗ bà Dím và họ chủ động làm quen.

Khi biết chị H. tốt nghiệp trường Trung cấp y tế, vẫn không xin được việc làm nên Bình nói Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc có tổ chức đợt thi tuyển công chức, anh ta sẽ chạy suất ngoại giao với giá 180 triệu đồng vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc và chỉ cần nộp hồ sơ mà không cần thi tuyển. Theo chị H., sau khi về bàn với chồng, ngoài số tiền tích cóp, hai vợ chồng đi vay thêm ngân hàng và đưa tiền cho Bình dưới sự chứng kiến của bà Dím.

Càng chờ càng mất hút, mãi không thấy được đi làm, chị H. gặp Bình thì chỉ nhận được lời hứa. Sau đó, không thấy con nhà Bình gửi bà Dím, vợ chồng chị H. tá hỏa đến trước cổng Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc để tìm, nhưng gọi điện thoại thì Bình giả vờ đang đi công tác. “Nhiều tháng trôi qua, biết bị lừa, cực chẳng đã, tôi viết đơn tố cáo”- chị H. giãi bày.

Các nạn nhân đến Công an TP Vĩnh Yên trình báo.
Khi viết về vấn đề này, chúng tôi cũng băn khoăn tại sao lại nhiều người dễ dàng bị lừa khi đi xin việc, mặc dù trước khi trao số tiền là công sức mồ hôi nước mắt ai cũng phải đắn đo, suy nghĩ. Như trường hợp cô em của bạn tôi là Nguyễn Thị T. (23 tuổi), quê ở Nam Định.

Sau khi tốt nghiệp một trường Đại học trên địa bàn Hà Nội, T. một lần gặp người yêu của chị họ, anh này giới thiệu làm trong quân đội quen sếp “nhớn”, có khả năng xin vào làm trong ngành. Do tin anh ta là người yêu của chị họ, T. đã đưa số tiền 100 triệu đồng mà bố mẹ gửi ở quê lên cho người này với lời hứa 1,5 tháng sau đi làm.

Quá hẹn, không thấy anh này liên lạc, gọi điện thoại không nghe máy, T. trao đổi với chị họ thì cả hai mới tá hỏa, hóa ra anh ta lại là kẻ lừa đảo, che giấu thân phận nên không có bất cứ thông tin gì về nhân thân, lai lịch... Mỗi khi bố mẹ gọi từ quê hỏi về công việc, T. đành nói dối đã được nhận đi làm. “Bố mẹ em mà biết chuyện này chắc sẽ ngất mất, vì số tiền ấy ông bà chăn nuôi lợn, gà để dành nhiều năm qua”- T. nói.

Đại tá Trương Bá Khánh, Trưởng Công an TP Vĩnh Yên cho biết, các nạn nhân dễ dàng bị lừa đảo là do đặt niềm tin theo kiểu “bắc cầu” vì tin người giới thiệu cho mình, sau đó là tin đối tượng lừa đảo. Những trường hợp trong vụ Cao Thị Mai Ngọc cũng vậy, các nạn nhân đều là công chức nhà nước nhưng do tin tưởng người giới thiệu (bản thân người giới thiệu cũng không hiểu rõ lai lịch đối tượng lừa đảo) nên họ dễ dàng trao tiền cho đối tượng này.

Theo Đại tá Khánh, đối với các ngành trong lực lượng vũ trang, đặc biệt là trong ngành Công an không phải cứ nộp hồ sơ là trúng tuyển. Đây là một ngành đặc thù, yêu cầu phải qua Hội đồng xét tuyển, thẩm tra lý lịch, khám sức khỏe…

Thực tiễn cho thấy phần lớn các vụ án lừa đảo việc làm không chỉ dừng ở một, hai bị hại và bị hại thường có tính bắc cầu, qua tầng lớp trung gian. Chính vì thế mà thông tin đến với người có nhu cầu xin việc làm thực sự thường không xác đáng và hay bị bóp méo, thổi phổng. Để tránh mắc rơi vào bẫy “chạy” việc làm của những kẻ lừa đảo, cơ quan điều tra khuyến cáo những người có nhu cầu về công việc cần phải tìm hiểu kỹ khả năng của người có ý định nhờ cậy; phải biết sàng lọc thông tin và phải kiểm chứng nhu cầu sử dụng lao động ở nơi dự định xin vào làm việc.

Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu, ai là nạn nhân bị các đối tượng trong 2 vụ do Cao Thị Mai Ngọc; Nguyễn Văn Bình lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng chưa làm đơn trình báo với cơ quan Công an đề nghị liên hệ với cơ quan Cảnh sát điều tra Công thành phố Vĩnh Yên, điện thoại: 0969.355678 hoặc 0988.236.699 để được giải quyết.

Minh Hiền

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Lợi dụng một bộ phận người dân chưa nắm đầy đủ thông tin về việc cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID), kẻ gian đã giả danh Công an, gọi điện thoại hướng dẫn, yêu cầu người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo vào ĐTDĐ để lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文