Ngày 7-5, xét xử 3 người trong vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong ở Hòa Bình

18:04 06/05/2018
Dự kiến, từ ngày 7 đến 11-5, TAND TP Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử ba bị cáo liên quan đến sự cố chạy thận làm 8 người chết ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình (BVĐK).

Khoảng tháng 5-2017, dư luận xôn xao khi xảy ra sự cố chạy thận ở BVĐK tỉnh Hoà Bình khiến 8 người tử vong trong quá trình chạy thận. Sau sự việc trên, quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã khởi tố, truy tố với 3 bị can là Bùi Mạnh Quốc (SN 1986), thường trú phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh; Trần Văn Sơn (SN 1990), thường trú phường Hữu Nghị, TP Hoà Bình (tỉnh Hòa Bình) - Cán bộ Phòng vật tư, trang thiết bị y tế - BVĐK tỉnh Hòa Bình; Hoàng Công Lương (SN 1986), trú tại xã Sủ Ngòi, TP Hoà Bình - Bác sĩ Khoa hồi sức tích cực - BVĐK tỉnh Hòa Bình. Trong đó, bị can Lương được tại ngoại.

Bác sĩ Hoàng Công Lương bị Cơ quan CSĐT khởi tố

Các bị cáo Hoàng Công Lương và Trần Văn Sơn bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bùi Mạnh Quốc bị truy tố về tội Vô ý làm chết người.

Theo cáo buộc, Bùi Mạnh Quốc trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình. Quá trình thực hiện, Quốc đã sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và Axitclohydric (HCL) để sục rửa các vỏ màng lọc. Trong lúc thực hiện, do cẩu thả đã để tồn dư 1 lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước.  Đồng thời, 29-5-2017, Quốc bỏ mặc cho việc hệ thống lọc nước RO số 2 vào sử dụng mà không thực hiện lấy mẫu nước để kiểm định theo tiêu chuẩn AAMI như hợp đồng ký kết. Hậu quả sự việc làm 8 người tử vong. Trần Văn Sơn bỏ bê công việc khi là người được giao kiểm tra, giám sát việc thay thế, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2. Nhưng trong quá trình làm nhiệm vụ, Sơn không trực tiếp có mặt, không theo dõi, giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

Chiều 28-5-2017, khi trao đổi với Bùi Mạnh Quốc qua điện thoại, Sơn biết Quốc chưa làm xét nghiệm nước nhưng đã giao lại qua điện thoại cho điều dưỡng viên, không báo cáo cụ thể sự việc với lãnh đạo phòng. Nội dung cáo buộc cho rằng, Hoàng Công Lương là người được đào tạo kỹ thuật lọc máu cơ bản, được giao trách nhiệm phụ trách chuyên môn nên buộc phải nhận thức rõ trách nhiệm được giao.

Theo đó, ngày 20-4-2017, bị can Hoàng Công Lương thừa lệnh Trưởng khoa ký đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 và biết rõ việc sửa chữa, khử trùng hệ thống nước RO số 2 vào ngày 28-5-2017. Với trình độ, nhận thức, vai trò, trách nhiệm được giao, bị can Lương phải biết rõ quy định nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng theo quy định và thuộc trách nhiệm của Trưởng khoa. Tuy nhiên, sáng 29-5-2017, khi mới nghe Điều dưỡng viên Đỗ Thị Điệp nói về việc Trần Văn Sơn gọi điện thông báo hệ thống nước RO đã sửa xong thì Lương chủ quan, không kiểm tra lại, không báo lại với Trưởng khoa mà vẫn ra y lệnh điều trị cho các bệnh nhân dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 8 người tử vong.

Về Hoàng Công Lương, cáo trạng truy tố, Lương được giao trách nhiệm phụ trách chuyên môn và các hoạt động tại BVĐK tỉnh Hòa Bình. Ngày 20-4-2017, ông Lương thừa lệnh Trưởng khoa ký đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2.

Trước việc bị đưa ra xét xử, ngày 20-4, Hoàng Công Lương đã có tâm thư gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ cho rằng đã thực hiện công việc của mình "theo đúng quy trình chạy thận nhân tạo chu kỳ được Bộ Y tế ban hành năm 2014" và khi đã được bàn giao từ phòng Vật tư để sử dụng thì có nghĩa "nguồn nước đã đảm bảo an toàn".  Hoàng Công Lương mong muốn vụ án được xét xử công khai, đúng người, đúng tội.

Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định không đủ căn cứ để xử lý về trách nhiệm hình sự các cá nhân trong Ban Giám đốc Bệnh viện là ông Trương Quý Dương (Giám đốc BVĐK Hòa Bình), ông Hoàng Đình Khiếu (Phó Giám đốc BVĐK Hòa Bình), ông Trần Văn Thắng (Trưởng phòng vật tư BVĐK Hòa Bình), ông Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc công ty Thiên Sơn). Tuy nhiên, Cơ quan điều tra đã có văn bản kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét xử lý về trách nhiệm hành chính đối với các cá nhân trên.


Minh Hiền

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau gần 1 đêm nỗ lực tìm kiếm du khách nước ngoài đi lạc tại rừng Quốc Gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Sa Pa phối hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tìm và đưa thành công ông Bryan Hanselman về địa điểm an toàn.

Hơn 2 năm kể từ khi nhận được phát động và thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”, đến nay, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận đỡ đầu 42 trẻ mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 5/11, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã xử phạt Công ty TNHH Bệnh viện Mary (số 166A đường Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú) số tiền 95 triệu đồng; đình chỉ hoạt động cơ sở này trong thời hạn 3 tháng; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (KCB) của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở trong thời hạn 2 tháng; buộc cơ sở này tháo gỡ, tháo dỡ, xóa nội dung quảng cáo chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện.

Ngày 5/11/2024, Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết đã phối hợp với UBND phường Tiến Thành tổ chức cho anh Trần Văn T., (SN 1986, thường trú xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài) xin lỗi công khai Đội Cảnh sát giao thông Công an TP Đồng Xoài, do đã có hành vi xúc phạm, lăng mạ bằng lời nói đối với người thi hành công vụ.

Từ đêm qua đến sáng nay (5/11), tại TP Đà Nẵng có mưa lớn kéo dài gây ngập cục bộ trên nhiều tuyến đường, có đoạn ngập sâu gần 1m khiến người dân và phương tiện không thể lưu thông. Lực lượng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã lập nhiều điểm chốt chặn một số tuyến đường bị ngập sâu, sạt lở núi để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Mặc dù công tác quản lý người nghiện, cai nghiện và giúp những người lầm lỡ, cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, song đánh giá của Chính phủ và Bộ Công an cho thấy, hoạt động này vẫn còn rất nhiều bất cập, nhất là đặt trong bối cảnh tình hình sản xuất, vận chuyển, tàng trữ và mua bán trái phép ma túy đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều “điểm nóng” cả ở khu vực và trên thế giới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文