Người đàn bà bí ẩn trong vụ án Phạm Công Danh

15:12 03/04/2017

Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ đại án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), cái tên Phạm Thị Trang (tức Trang “Phố Núi”) được nhắc đến nhiều lần, và Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định người phụ nữ này có hành vi đồng phạm giúp sức cho Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội. Vậy Trang “Phố Núi” là ai, có vai trò gì trong vụ đại án gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng? 


Cách đây hơn 10 năm, Phạm Thị Trang từng mở nhà hàng Phố Núi trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội. Tuy nhiên, đến năm 2006, mọi người mới biết đến biệt danh Trang "Phố Núi" sau khi người phụ nữ này kiện báo chí vì một số thông tin cho rằng bà có mối quan hệ thân thiết với “con bạc triệu đô” – Bùi Tiến Dũng (bị án trong vụ PMU18).

Vào thời điểm đó, một số tờ báo đã đăng tải những thông tin về việc Bùi Tiến Dũng thường lui tới nhà hàng Phố Núi, tổ chức ăn chơi và đã tặng bà Trang một ôtô hạng sang gắn biển số trị giá 2.000 USD… Tuy nhiên, bà Phạm Thị Trang khẳng định, Bùi Tiến Dũng chỉ là một trong số những khách hàng của nhà hàng Phố Núi và bà không có bất kỳ mối quan hệ riêng tư nào với vị nguyên Tổng giám đốc PMU18 này; chiếc ôtô Land Cruiser do vợ chồng bà bỏ tiền ra mua và Bùi Tiến Dũng cũng không có bất kỳ sự liên quan nào trong việc lấy biển số xe này… Theo đó, Trang “Phố Núi” đã thuê luật sư kiện báo chí, đòi bồi thường danh dự hàng trăm triệu đồng.

Phạm Công Danh trong phiên tòa sơ thẩm

Hơn 10 năm sau, ngày 9-9-2016, tại phiên tòa xét xử đại án gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại VNCB, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hồ Chí Minh trong quá trình xét xử bị cáo Phạm Công Danh và các đồng phạm, đã công bố quyết định khởi tố Vụ án hình sự số 04/HSST-QĐKTVA để điều tra về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999, liên quan đến hành vi của Phạm Thị Trang (Trang “Phố Núi”) giúp sức cho Phạm Công Danh. Đáng chú ý, tại phiên tòa, luật sư đã thông tin về việc Phạm Thị Trang có tình cảm với Phạm Công Danh và Trang từng gửi “thư tình” cho Phạm Công Danh. Tháng 10-2016, Trang “Phố Núi” đã đi San Francisco, Hoa Kỳ.

Theo nhận định của HĐXX, Trang “Phố Núi” là người giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh trong việc tìm kiếm khách hàng lớn cho VNCB, trong đó có nhóm Trần Ngọc Bích để rút lấy tiền chi “chăm sóc khách hàng” trái quy định pháp luật. Tại phiên Tòa sơ thẩm bà Trần Ngọc Bích cũng thừa nhận chỉ giao dịch với Phạm Thị Trang và Trang tự giới thiệu là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng VNCB. Trang cũng là người giới thiệu Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại JSC An Phát (Công ty An Phát) cho Phạm Công Danh trong việc lập khống hồ sơ nâng cấp hệ thống Corebanking, gây thiệt hại cho VNCB hơn 63,7 tỷ đồng. 

Cụ thể, Công ty An Phát thành lập theo sự chỉ đạo của Phạm Công Danh và Phạm Thị Trang; Giám đốc Công ty là Phạm Việt Thép (anh trai của Phạm Thị Trang). Theo tài liệu điều tra, Công ty này thành lập không có hoạt động kinh doanh gì, chỉ để lấy pháp nhân thực hiện theo các mục đích của Phạm Công Danh.

Tháng 5-2013, do cần tiền để “chăm sóc khách hàng”, theo sự chỉ đạo của Phạm Công Danh và Phạm Thị Trang, Mai Hữu Khương đã soạn thảo hợp đồng nâng cấp hệ thống Corebanking rồi chuyển cho Phan Thành Mai kiểm tra ký trước, sau đó chuyển cho Trang để Trang đưa cho người đại diện Công ty An Phát ký hoàn thiện hợp đồng. 

Khi xây dựng hợp đồng khống nêu trên Khương phát hiện Công ty An Phát không có chức năng kinh doanh về công nghệ thông tin nên không thể thực hiện hợp đồng, và đã trao đổi lại với Phạm Thị Trang, được Trang chỉ đạo bổ sung ngành nghề kinh doanh tin học; sau đó Trang đưa cho Khương hồ sơ Công ty An Phát cùng một số bản hợp đồng mẫu và yêu cầu Khương về phối hợp với Phan Thành Mai - Phó Tổng giám đốc thường trực VNCB để lập đề án tin học cho phù hợp với hợp đồng khống nêu trên. Bằng thủ đoạn này, các bị can đã “rút ruột” hơn 63,7 tỷ đồng của VNCB.

Theo cơ quan tố tụng, Trang “Phố Núi” còn có hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh và các đồng phạm rút 5.490 tỷ đồng nhưng chứng từ không có chữ ký của chủ tài khoản, gây thiệt hại cho VNCB 5.490 tỷ đồng. Cụ thể: Phạm Công Danh đã thông qua Phạm Thị Trang đặt vấn đề với ông Trần Quí Thanh và Trần Ngọc Bích gửi tiền vào VNCB để Danh làm các thủ tục vay - rút tiền, sử dụng vào mục đích cá nhân. Trong số các khoản tiền giải ngân có hơn 1.240 tỷ đồng được chuyển đến tài khoản của Phạm Đức Nghiêm (em trai của Phạm Thị Trang), sau đó chuyển cho Phạm Công Danh sử dụng.

Ngoài ra, ngày 10-4-2012, BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 2 đã giải ngân chuyển 1.700 tỷ đồng vào tài của Phạm Thị Trang tại Ngân hàng TMCP Á Châu, sau đó Trang “Phố Núi” đã chuyển số tiền này cho Phạm Công Danh sử dụng. Như vậy, Trang “Phố Núi” đã có nhiều hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội liên quan đến vụ án đang được điều tra, xử lý. 

Đào Minh Khoa

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc yêu cầu mỗi CBCS CAND phải xác định rõ và nhận thức đúng đắn về "danh dự", vững vàng đối mặt với những khó khăn, cám dỗ, âm mưu, thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm để luôn biết trân trọng, gìn giữ và phát huy phẩm chất cao quý của người Công an cách mạng, qua đó, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người CBCS Công an trong lòng nhân dân.

Chiều 12/4, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo công tác Quý I/2024. Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý chủ trì họp báo. Tại đây, nhiều vấn đề “nóng” được dư luận quan tâm liên quan đến các văn bản luật, việc thi hành án, kê biên thu hồi tài sản vụ Vạn Thịnh Phát, dự thảo Luật Trật tự An toàn giao thông… đã được Bộ Tư pháp giải đáp.

Ông Nguyễn Bảo Sinh (SN 1976, trú khóm Đông An 2, phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên (An Giang) bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang khởi tố, bắt tạm giam về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Ngày 12/4, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi đối thoại với đại diện tổ chức và những hộ dân có đất phải thu hồi để thực hiện Dự án khu công nghiệp (KCN) Hố Nai. Khu công nghiệp này được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ hơn 25 năm qua, nhưng đến nay vẫn còn vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng…

Chiều 12/4, sau 3 ngày xét xử phiên sơ thẩm vụ án Mua bán hóa đơn trái phép, Trốn thuế, Đưa - nhận hối lộ và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án.

Ngày 12/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ngãi đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở đối với Lê Quốc Hùng (SN 1967, trú tại tổ 2, phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi) về tội "tuyên truyền, tàng trữ thông tin nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật hình sự.

Ngày 12/4/2024, Công an huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng gồm: Trần Minh Hiếu (SN 2002), Nguyễn Văn Thoại (SN 1992), Nguyễn Văn Việt (SN 2002) và Nguyễn Văn Thường (SN 2003), đều ở xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc để điều tra, làm rõ hành vi bắt, giữ người trái pháp luật…

Thành phố Hyderabad rộng tới 650km2 trên cao nguyên Deccan dọc theo bờ sông Musi. Với địa hình đồi núi, xung quanh có các hồ nhân tạo, Hyderabad là thành phố đông dân thứ 4 ở Ấn Độ và cũng là nền kinh tế đô thị lớn thứ 5 ở quốc gia Nam Á này.

Tổ liên ngành huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) đã tiến hành khám nghiệm hiện trường và xác định có 2,16ha rừng sản xuất bị chặt hạ, đốt cháy dù trước đó địa phương báo cáo không có vụ việc cháy rừng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文