Người đàn ông ngoại quốc bị tống tiền vì “yêu” phụ nữ có thai

15:44 20/08/2019
Quen nhau qua mạng xã hội rồi quan hệ tình dục, Hương nảy sinh ý định tống tiền ông Yoon. Khi đang nhận tiền thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Nguyễn Thị Lan Hương (SN 1995, trú tại tổ dân phố Chuôi Ná, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) không có nghề nghiệp ổn định. Năm 2017, Hương bị TAND huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) xử phạt 2 năm 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên được hoãn thi hành án. 

Lợi dụng điều này, Hương “ngựa quen đường cũ” khi cưỡng đoạt 200 triệu đồng của người đàn ông ngoại quốc. Ngày 20-8, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hương bị truy tố về tội cưỡng đoạt tài sản.

Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, thông qua mạng xã hội, ngày 11-6-2018, Hương sử dụng nick “Buồn” để làm quen với ông Huh Jung Yoon (SN 1968, quốc tịch Hàn Quốc), hiện ở khu căn hộ cao cấp Royal City, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 

Bị cáo Hương tại phiên xử. 

Hương và ông Yoon liên hệ với nhau qua mạng xã hội được ba ngày thì chuyển sang kết nối bạn bè trên ứng dụng Zalo với tên nick của Hương là “Miu Miu”. Nói chuyện qua Zalo, Hương tự giới thiệu mình là Cảnh sát giao thông, hiện đang nuôi con nhỏ đơn thân. Ông Yoon ngỏ lời muốn gặp và quan hệ tình dục và Hương đồng ý. Khi ông Yoon hỏi “Có muốn anh đáp ứng yêu cầu gì không?” thì Hương nói “không cần tiền bạc”. 

Tối 21-6-2018, cả hai đã quan hệ tình dục trong căn hộ của ông Yoon tại khu Royal City. Lúc này, Hương nảy sinh ý định đe doạ để yêu cầu ông Yoon phải đưa tiền cho mình. Ngày hôm sau, Hương nhắn tin cho ông Yoon nói, bị đau vùng kín, người mệt mỏi nên gọi y tá đến nhà truyền nước và có giấy chứng nhận thương tích. 

Chưa dừng lại ở đó, Hương nói tiếp với ông Yoon rằng, mình sinh năm 2002, chưa đến 16 tuổi và đã quay lại clip ghi lại hình ảnh hai người quan hệ tình dục với nhau.

Đồng thời Hương đe doạ sẽ tố giác ông Yoon hiếp dâm mình và sẽ nộp cùng video cùng tin nhắn cho cơ quan bảo vệ pháp luật. Sau khi đe doạ, Hương yêu cầu ông Yoon phải chuyển vào tài khoản của mình số tiền 200 triệu đồng nếu không muốn bị tố giác.

Sau đó Hương thúc ép ông Yoon phải chuyển nhanh cho mình số tiền trên, và gửi kèm theo hình ảnh Hương đang đứng trước cửa phòng ông Yoon ở khu Royal City để ép ông này chuyển tiền. 

Thủ đoạn hơn, Hương còn gửi cho ông Yoon nhiều hình ảnh Công an cấp tướng, cấp tá và nói, mình đang ở cơ quan Công an để chuẩn bị tố giác nếu ông Yoon cố tình không gặp. Nhận liên tiếp các thông tin do Hương chuyển đến, ông Yoon không dám về nhà vì lo sợ nếu bị tố giác sẽ ảnh hưởng đến uy tín và danh dự. 

Tối 27-6-2018, ông Yoon hẹn gặp Hương ở tầng 1 khu Royal City và đưa cho Hương số tiền gần 9 triệu đồng. Hương nhận số tiền này và tiếp tục yêu cầu ông Yoon phải đủ 200 triệu đồng. Khi Hương vừa nhận số tiền trên từ ông Yoon thì bị cơ quan Công an kiểm tra và bắt giữ cùng tang vật.

Sau đó, Hương bị khởi tố về tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS năm 2015), nhưng do đang nuôi con nhỏ nên Hương được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Trong quá trình điều tra, Hương nhiều lần bỏ trốn nên bị cơ quan điều tra ra quyết định truy nã và áp dụng biện pháp tạm giam. 

Ngày 28-6-2019, Viện KSND TP Hà Nội thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp bảo lĩnh. Theo trích sao bệnh án tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông kết luận, bị can Hương đang có thai 14 tuần.

Tại phiên xử, bị cáo Hương thừa nhận hành vi phạm tội như trên. Quá trình điều tra, ông Yoon đã nhận lại tài sản bị chiếm đoạt và đề nghị cơ quan tố tụng xử lý Hương theo quy định của pháp luật. 

HĐXX xác định, việc bị cáo Hương dùng hình ảnh cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm uy hiếp và thực hiện hành vi đe doạ cưỡng đoạt tài sản của ông Yoon gây nguy hiểm cho xã hội, làm mất trật tự trị an và ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật nên cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc để phòng ngừa tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. 

Với quan điểm trên, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Hương 7 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản. Về hình phạt bổ sung, do bị hại đã nhận lại số tiền bị cưỡng đoạt nên không yêu cầu gì. Do đó HĐXX không xem xét vấn đề này.

NGUYỄN HƯNG

Tôi đã nhiều lần nghe đoạn băng ghi âm sự kiện lịch sử diễn ra tại Đài Phát thanh Sài Gòn vào buổi trưa ngày 30/4/1975. Lần nào cũng dâng trào niềm hân hoan non sông liền một dải… Và tôi chợt chiêm nghiệm, trong thời khắc trọng đại đánh dấu đất nước hoàn toàn thống nhất, có 3 người giữ vai trò chủ chốt tại Đài phát thanh Sài Gòn, thì một người miền Bắc là Giáo sư Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng chính quyền Sài Gòn, quê Hà Nội), một người miền Trung là Trung tá Bùi Tùng (đại diện quân Giải phóng, quê Đà Nẵng) và một người miền Nam là Đại tướng Dương Văn Minh (Tổng thống chính quyền Sài Gòn; quê Mỹ Tho, Tiền Giang, nay là tỉnh Đồng Tháp). Phải chăng, đó là sự sắp đặt thú vị của dòng chảy lịch sử luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình, thống nhất của dân tộc Việt Nam?

Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc lần thứ 25 đã diễn ra vào ngày 24/7 tại Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng thương mại và địa chính trị bao trùm quan hệ song phương. Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết tăng cường hợp tác với Liên minh châu Âu (EU), phía Brussels lại bày tỏ nhiều lo ngại, đặc biệt về tình trạng mất cân bằng thương mại và vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu.

Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Thông tin nhà thiết kế Nguyễn Công Trí - người được mệnh danh là “phù thủy thời trang Việt Nam” bị bắt liên quan đến đường dây ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy, khiến dư luận sửng sốt. Từ một tên tuổi gắn liền với thời trang cao cấp, thảm đỏ danh giá và những bộ sưu tập làm rạng danh làng mốt Việt, Công Trí giờ đây sụp đổ, đánh đổi bao năm gây dựng hình ảnh bằng một lựa chọn sai lầm.

Trước khi sáp nhập, năm học 2024-2025 ngành GDĐT TP Hồ Chí Minh có hơn 1,7 triệu học sinh, Bình Dương có khoảng 520.700 học sinh và Bà Rịa - Vũng Tàu có 300.000 học sinh. Sau khi sáp nhập, hiện thành phố có khoảng 2,6 triệu học sinh, nhiều nhất cả nước. Về quy mô trường lớp, sau khi sáp nhập, TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 3.500 trường học từ bậc mầm non tới THPT.

Tối 24/7, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Cho muôn đời sau”. Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân cùng đông đảo khán giả yêu âm nhạc.

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long do dông lốc bất ngờ khiến nhiều người thiệt mạng vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khẳng định đây là trường hợp hy hữu, đồng thời kêu gọi các cơ quan truyền thông, cộng đồng chia sẻ để ngành Du lịch tiếp tục vực dậy sau đại dịch COVID-19.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.