Diễn biến phiên tòa xét xử vụ cố ý làm trái tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Nguyên Tổng Giám đốc Lê Bạch Hồng bị đề nghị từ 8-9 năm tù

07:01 21/09/2019
Sau hai ngày xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Công ty Cho thuê tài chính II (viết tắt là ALC II), ngày 20-9, HĐXX kết thúc phần thẩm vấn.


Trước khi chuyển sang phần tranh luận, HĐXX đề nghị đại diện Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên toà tòa nêu quan điểm giải quyết vụ án.

Theo quan điểm của đại diện Viện kiểm sát, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội của các bị cáo đã gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế của Nhà nước, hậu quả thất thoát gần 1.700 tỷ đồng đến nay chưa khắc phục được, gây dư luận hoang mang, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân.

Đối với bị cáo Nguyễn Huy Ban, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là người được Nhà nước giao quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị cáo Ban đã chỉ đạo nhân viên dưới quyền thực hiện các thủ tục để ký và chỉ đạo thực hiện 11 hợp đồng cho ALCII vay 630 tỷ đồng không đúng đối tượng, không đảm bảo nguyên tắc đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, trái với Điều 96, Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 11 Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29-3-2007 của Thủ tướng Chính phủ, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1.263 tỷ đồng.

Bị cáo Lê Bạch Hồng (ngoài cùng bên phải) và đồng phạm tại phiên tòa.

Trong vụ án này, bị cáo Ban giữ vai trò chính khi nhiều lần phạm tội, đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Vì thế, cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra, cần cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian dài mới có đủ tác dụng để giáo dục, cải tạo và răn đe phòng ngừa chung.

Đối với bị cáo Lê Bạch Hồng, trong thời gian là Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bị cáo Hồng đã cố ý cùng với các cấp dưới làm thủ tục, ký và chỉ đạo thực hiện 3 hợp đồng cho ALCII vay 380 tỷ đồng không đúng nguyên tắc đầu tư, không đúng đối tượng theo quy định của pháp luật.

Trong đó có 2 hợp đồng quá hạn không thu hồi được, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 434 tỷ đồng. Bị cáo Hồng cũng là người có quyền quyết định cao nhất, thực hiện hành vi phạm tội với vai trò chính, giống như bị cáo Ban.

Bị cáo Hồng đã 2 lần thực hiện hành vi phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nên cần thiết phải áp dụng mức án nghiêm khắc tương xứng với hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra, tiếp tục cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian dài.

Sau khi phân tích, cá thể hoá hành vi phạm tội của các bị cáo khác, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt: Bị cáo Nguyễn Huy Ban và bị cáo Nguyễn Phước Tường (nguyên Trưởng ban Kế hoạch-Tài chính, nay là Vụ Kế hoạch-Đầu tư, kiêm Kế toán trưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam) từ 15-16 năm tù. Bị cáo Lê Bạch Hồng (nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) và bị cáo Hoàng Hà (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Kế hoạch-Tài chính, nay là Vụ Kế hoạch-Đầu tư, thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) từ 8-9 năm tù.

Bị cáo Trần Tiến Vỹ (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Kế hoạch-Tài chính, nay là Vụ Kế hoạch-Đầu tư, thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) từ 3-4 năm tù về cùng tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (quy định tại khoản 3, Điều 165, BLHS sự năm 1999).

Bị cáo Trần Thị Thanh Thủy (nguyên là chuyên viên, sau là Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Ban Kế hoạch - Tài chính, nay là Vụ Kế hoạch - Đầu tư, thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) bị đề nghị từ 24-30 tháng tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng(quy định tại khoản 2, Điều 285BLHS năm 1999).

Đại diện Viện kiểm sát xác định, các bị cáo: Nguyễn Huy Ban, Lê Bạch Hồng, Nguyễn Phước Tường, Hoàng Hà, Trần Tiến Vỹ tham gia vào việc quyết định cho ALCII vay hay không cho vay, hành vi của họ là nguyên nhân trực tiếp và có tính chất quyết định dẫn đến hậu quả thiệt hại.

Do đó, về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử xem xét về việc, yêu cầu Agribank phải chịu một phần nghĩa vụ khắc phục hậu quả cùng với các bị cáo Nguyễn Huy Ban, Lê Bạch Hồng, Nguyễn Phước Tường, Hoàng Hà, Trần Tiến Vỹ để bồi thường số tiền mà các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước là gần 1.700 tỷ đồng.

Trước đó, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và kết quả thẩm vấn công khai tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát xác định, “Biên bản thỏa thuận số 01 ngày 25-12-2003 ký giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Agribank” chỉ là thỏa thuận định hướng cho quan hệ hợp tác giữa hai bên, không có giá trị ràng buộc giữa Agribank với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Sau khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2007, Thỏa thuận hợp tác số 01 ngày 25-12-2003 không có hiệu lực đối với việc cho ALCII vay vốn.

Agribank phát hành 3 chứng thư bảo lãnh thanh toán theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26-6-2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bảo lãnh cho ALCII nhận tiền gửi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, không phải là bảo lãnh vay vốn.

Trên thực tế, giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ALCII thực hiện quan hệ giao dịch dưới dạng hợp đồng vay vốn (không phải hợp đồng gửi tiền), trái với thư bảo lãnh của Agribank.Trong 14 hợp đồng ký kết giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ALCII có 11 hợp đồng căn cứ vào Biên bảnthỏa thuận số 01 ngày 25-12-2003 và 2 hợp đồng căn cứ vào Thư Bảo lãnh số 800 ngày 13-3-2008 và Thư Bảo lãnh số 1441 ngày 22-4-2008.Nhưng nội dung của 2 hợp đồng này cũng có nội dung về lãi suất và thời hạn cũng không đúng với nội dung Thư Bảo lãnh số 1441 ngày 22-4-2008. Do đó, các hợp đồng vay vốn nêu trên do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ALCII tự thực hiện trái pháp luật và không căn cứ hoàn toàn vào thư bảo lãnh do Agribank phát hành.

Tuy nhiên, việc Agribank phát hành các thư bảo lãnh đã tạo niềm tin, tạo một phần cơ sở để các bị cáo tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện việc cho vay vốn trái pháp luật.

Nguyễn Hưng

Sáng 15/7, tại Hà Nội, Cục Đào tạo đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phạm Đình Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội (nay là xã Chương Mỹ) đã chỉ đạo anh trai và nhân viên mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng Methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Ngày 15/7/2025 (giờ địa phương), tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu, Cảnh sát quốc gia Nam Sudan, khóa đào tạo “Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo mật và quản lý cơ sở dữ liệu trong thực thi pháp luật” do sĩ quan công an Việt Nam tổ chức dành cho cán bộ Trung tâm Cơ sở dữ liệu, cảnh sát quốc gia Nam Sudan đã bế mạc sau 1 tuần triển khai. Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng quốc khánh nước Cộng hoà Nam Sudan (9/7/2025).

Liên quan đến chủ trương di dời nhà trên và ven kênh, rạch của TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên từng nêu ra phương án: Để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch, trước hết là để cân đối nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, thành phố đã chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó 52 dự án di dời, chỉnh trang kênh, rạch, quy mô 13.827 căn; kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng được dự kiến chi từ ngân sách.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở phía Nam khi số ca mắc và tử vong tăng vọt, có tỉnh tăng tới hơn 340% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp nhập viện biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương. Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên cả nước khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Sau khi chém vợ nhiều nhát bị người dân phát hiện và điện báo Công an, đối tượng đã khoá trái cửa nhà. Tiếp nhận tin báo, Công an phường Thành Vinh, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, dùng dụng cụ chuyên dụng phá khoá cửa sắt, một mặt khống chế đối tượng, thu giữ tang vật. Đồng thời nhanh chóng gọi xe cứu thương đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.