Nhóm cựu cán bộ xã Đồng Tâm thừa nhận thông đồng để “ăn đất”

14:46 08/08/2017
Các bị cáo thừa nhận, mình không phải đối tượng được giao đất theo quyết định 868. Việc các bị cáo lấy đất chia theo quyết định 868 với giá 100.000 đồng là sai quy định của pháp luật.

Thời gian buổi sáng 8-8, HĐXX tiến hành thẩm vấn nhóm bị cáo là cựu cán bộ xã Đồng Tâm về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, trong thực hiện quyết định cấp giãn đất số 868 ngày 15-11-1996 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ), giao đất không đúng đối tượng và tổ chức đấu thầu trái quy định, sau đó hợp thức theo quyết định số 883 ngày 31-12-2003 của UBND huyện Mỹ Đức.

Các bị cáo tại phiên tòa.

Trước đó, năm 1996, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) có quyết định cấp đất giãn dân số 868. Căn cứ kế hoạch sử dụng đất đã được Đảng ủy, HĐND xã Đồng Tâm duyệt thực hiện, UBND xã Đồng Tâm lập tờ trình xin thu hồi hơn 5.400m² để giao cho 49 hộ dân làm nhà ở. 

Sau khi có quyết định của UBND tỉnh Hà Tây, UBND xã Đồng Tâm lúc đó do Nguyễn Văn Bột là Chủ tịch UBND xã và Nguyễn Xuân Trường là cán bộ địa chính xã đã trực tiếp thực hiện việc giao đất cho 39/49 hộ với tổng diện tích gần 4.100 m². Khoảng 1.300 m² đất còn lại, UBND xã Đồng Tâm không giao cho 10 hộ dân như tờ trình đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt.

Năm 2002, Nguyễn Văn Bột chuyển công tác, Nguyễn Văn Sơn được bổ nhiệm làm Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm. Lúc này, Trường báo cáo về hơn 1300 m² chưa được giao theo quyết định 868. Do chuẩn bị có việc đo đạc lại đất thổ cư, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Tiến Triển và Nguyễn Xuân Trường hội ý đồng thời thống nhất chuyển hơn 1300m² đất cho 10 cán bộ chủ chốt của xã gồm những người đứng đầu của cấp uỷ Đảng và chính quyền xã như: Bí thư Đảng ủy Nguyễn Tiến Triển, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy xã Lê Đình Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Đức. Tiếp đến là cán bộ địa chính xã, Kế toán ngân sách xã, Xã đội trưởng, uỷ viên ủy ban xã… 

Năm 2008, do có việc đo đạc lại bản đồ diện tích đất toàn xã Đồng Tâm, để hợp thức hóa việc chia chác số đất trên, Nguyễn Văn Sơn được đề nghị làm Biên bản hội nghị Đảng ủy, HĐND, UBND xã thống nhất việc chia đất cho 10 cán bộ. Thời gian biên bản được lùi lại 6 năm.

Cựu Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm Nguyễn Tiến Triển khai, do chưa hoàn thành chia đất theo Quyết định 868 nên đồng ý chia phần còn lại cho cán bộ xã được xem là một sáng kiến hoàn thành kế hoạch. Bị cáo cho rằng, mình cũng ký vào biên bản này để hoàn thiện thủ tục chia đất. 

Thực tế không có hội nghị nào trong việc chia đất giãn dân cho 10 cán bộ xã. Bị cáo biện minh, mình không có tư lợi trong chủ trương đấu giá đất để cùng hưởng lợi trái quy định khoảng 1,7 tỷ đồng. 

Bị cáo Triển cho rằng, việc đồng ý chủ trương do tin tưởng cấp dưới, bản thân mình không hiểu biết pháp luật về đất đai. Về biên bản giao đất cho 10 cán bộ xã được lập thời điểm năm 2008, nhưng ngày thể hiện biên bản 10-12-2002, theo bị cáo Triển là để đảm bảo cho các thủ tục chia bán đất. “Đấy cũng là một sáng kiến để hoàn thành kế hoạch giao hết đất nên tôi đã đồng ý”, bị cáo Triển khai.

Khi được thẩm vấn về hành vi sai phạm cùng cựu Bí thư Đảng uỷ xã, các bị cáo gồm: cựu Chủ tịch HĐND xã Đồng Tâm Nguyễn Văn Đức, cựu Kế toán ngân sách xã Đồng Tâm Nguyễn Văn Khang, cựu Trưởng ban tài chính xã Đồng Tâm Bùi Văn Dũng và cựu Xã đội trưởng xã Đồng Tâm Bùi Văn đều thừa nhận bản cáo trạng truy tố các bị cáo về hành vi sai phạm trong quản lý đất đai là đúng. 

Các bị cáo thừa nhận, mình không phải đối tượng được giao đất theo quyết định 868. Việc các bị cáo lấy đất chia theo quyết định 868 với giá 100.000 đồng là sai quy định của pháp luật. Lý giải cho hành vi phạm tội của mình, các bị cáo cho rằng, để xảy ra sai phạm do nhận thức pháp luật hạn chế nên đã để xảy ra hậu quả nghiêm trọng này. 

Nguyễn Hưng

Vụ án Cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế và nhiều cán bộ có liên quan về hành vi nhận hối lộ trong đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng giả vừa qua đã gây rúng động dư luận. Điều khiến công chúng lo lắng là sự suy giảm nghiêm trọng lòng tin vào cơ quan lẽ ra phải là tuyến phòng thủ đầu tiên, vững chắc nhất cho sức khỏe cộng đồng.

Câu chuyện làm sao để giấc mơ có nhà của công nhân, người lao động nghèo thành hiện thực, nhà ở xã hội đến được đúng đối tượng đã làm nóng nghị trường Quốc hội ngày 24/5 khi Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Công trình chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Yên trị giá hơn 125 tỉ đồng, được kỳ vọng sẽ bảo vệ an toàn cho hàng trăm hộ dân ven sông đi qua địa bàn 3 xã của huyện Hòa Vang (Đà Nẵng). Thế nhưng, sau 3 năm kể từ ngày giải phóng mặt bằng, đến nay công trình vẫn dang dở, thi công cầm chừng, trong khi mùa mưa lũ miền Trung đang đến rất gần...

Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ), tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 4/2025 là 10.854 lao động. Trong đó riêng thị trường Nhật Bản đã là 5.427 lao động (chiếm 50%). Tính trong 4 tháng đầu năm, trong tổng số 47.881 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì Nhật Bản có đến 24.358 lao động (chiếm gần 51%).

Từ đầu tháng 3 đến nay, đã có UBND các quận Đống Đa, Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, cải tạo, xây dựng lại hàng loạt khu tập thể (chung cư cũ) trên địa bàn. Đây là một trong những bước triển khai quan trọng để việc cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội không còn nằm trên giấy sau nhiều năm bế tắc.

Một loạt thay đổi về lịch thi đấu, quy mô tổ chức và cách thức chọn lọc đến từ LĐBĐ Đông Nam Á đặt ra thách thức cho bóng đá Việt Nam, nếu như vẫn muốn giữ ngôi vương khu vực. 

Liên tiếp trong thời gian qua, lực lượng chức năng tại khu vực biên giới, cửa khẩu phát hiện, ngăn chặn kịp thời nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển hàng lậu. Triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra giám sát cửa khẩu, đường mòn lối mở trên khu vực biên giới, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Cùng với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của Đảng. Thấy rõ giá trị, sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị không ngừng tung ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng của Người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.